TÌNH HÌNH CHUNG
Theo Bộ NN&PTNT, sáu tháng đầu năm, tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, rét buốt, băng giá tại các tỉnh phía Bắc; Hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt tại các tỉnh phía Nam và hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2016 theo giá so sánh 2010 ước đạt 397,4 nghìn tỷ đồng, bằng 99,92% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Lĩnh vực nông nghiệp ước đạt 297,2 nghìn tỷ đồng, bằng 99,27%; Lâm nghiệp đạt 13,3 nghìn tỷ đồng, tăng 5,83%; Thủy sản đạt 86,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,33%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi có mức tăng trưởng GTSX cao nhất (+4,7%) đạt 88,7 nghìn tỷ đồng là do lĩnh vực chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt, ước tính tổng số lợn cả nước tháng 6 đạt 28,3 triệu con, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2015. số gia cầm đạt 341,5 triệu con, tăng 4,3%; Tiếp đến là dịch vụ tăng 2,8%, đạt 5,2 nghìn tỷ đồng.
Chăn nuôi trâu bò: 6 tháng đầu năm rét đậm, rét hại đã gây ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc miền Trung đã khiến trên 12 nghìn con trâu, bò chết rét thêm vào đó do điều kiện chăn thả bị thu hẹp nên số lượng trâu 6 tháng đầu năm 2016 giảm hơn so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng số trâu cả nước tháng 6 năm 2016 đạt 2,52 triệu con, giảm 1,1%. Tuy nhiên, chăn nuôi bò lại phát triển hơn và tập trung chủ yếu ở vùng núi do có thị trường tiêu thụ tốt. Ước tính đến tháng 6, tổng số bò đạt 5,34 triệu con, tăng 1,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó đàn bò sữa ước đạt 279 nghìn con, tăng 10% so với cùng kỳ.
Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn phát triển khá tốt, giá thịt lợn hơi trên thị trường sau dịpTết nguyên đán vẫn giữ ổn định do nguồn cung đảm bảo, duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi dịch bệnh không phát sinh nhiều. Tổng số lợn cả nước có đến tháng 6 năm 2016 đạt khoảng 28,3 triệu con, tăng khoảng 3,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Chăn nuôi gia cầm: phát triển ổn định, tuy nhiên thời tiết khô hạn và tình trạng xâm ngập mặn tại một số địa phương phía Nam thời gian vừa qua làm hạn chế tốc độ tái đàn nhất là những địa phương chăn nuôi nhiều loại thủy cầm như vịt, ngan ngỗng. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 6 năm 2016 đạt 341,5 triệu con, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó số lượng gà đạt 258,7 triệu con, tăng 4,4%.
Sản lượng thịt các loại: Theo số liệu báo cáo của TCTK, ước tính sản lượng thịt các loại 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước như sau: Sản lượng thịt trâu đạt 49,7 nghìn tấn, giảm 0,5%; Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 183,4 nghìn tấn, tăng 2%; Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 2,15 triệu tấn, tăng 4,7%; Sản lượng thịt hơi gia cầm đạt 541,3 nghìn tấn, tăng 4,9%, trong đó sản lượng thịt gà đạt 415 nghìn tấn, tăng 6%; Sản lượng trứng gia cầm đạt 5255 triệu quả, tăng 5,3%, trong đó sản lượng trứng gà đạt 3085 triệu quả, tăng 8,8%.
Dịch bệnh: Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 30/06/2016, tình hình dịch bệnh trong cả nước diễn biến như sau:
Trong ngày, có báo cáo ổ dịch mới xảy ra tại xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:
Ngày 10/6/2016, dịch Cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra trên đàn gà tại 01 hộ chăn nuôi thuộc xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi làm 700 con gà mắc bệnh và chết (tổng đàn: 3.700 con). Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tiêu hủy 700 con gà nêu trên và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bắt buộc khác.
Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch Cúm gia cầm H5N6 tại xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi .
Trong ngày, có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch Lở mồm long móng típ A chưa qua 21 ngày tại xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (đã qua 17 ngày).
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
Cúm gia cầm: Do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao; các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Dịch LMLM: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Dịch lợn tai xanh: Các địa phương tiếp tục khống chế thành công dịch Tai xanh lợn. Tuy nhiên, có thể vi rút vẫn tồn tại trong môi trường chăn nuôi kết hợp với những diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh hưởng xấu đến đàn gia súc nuôi, nên trong thời gian tới dịch có thể xuất hiện và gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh có dịch cũ. Các địa phương cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 262/TY-DT ngày 22/02/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
Trong tháng 6/2016, giá thu mua lợn hơi tại nhiều địa phương vẫn đang diễn biến theo xu hướng giảm. Theo đó, giá thu mua lợn hơi tại trại ở khu vực Đông Nam Bộ đã giảm 3.500 đ/kg, xuống mức 45.000 đ/kg; tại các tỉnh ĐBSCL giảm 1.000 đ/kg, xuống mức 46.500 đ/kg; Nam Định giảm 2.000 đ/kg, xuống mức 42.000 đ/kg. Cùng chiều với giá lợn hơi, giá thu mua gà công nghiệp lông màu và lông trắng cũng đang diễn biến theo xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào. Cụ thể là, giá thu mua gà công nghiệp lông màu tại Đông Nam Bộ đã giảm 500 – 1.000 đ/kg so với hồi đầu tháng, xuống mức 35.000 – 36.000 đ/kg; ĐBSCL giảm 1.000 – 2.000 đ/kg, xuống mức 36.000 – 37.000 đ/kg. Giá thu mua gà công nghiệp lông trắng có xu hướng giảm mạnh hơn so với gà lông màu. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2016, thịt trường lợn hơi biến động tăng do nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc cũng như nội địa tăng. Tuy nhiên, đến giữa tháng 5/2016, Trung Quốc đột ngột ngừng nhập lợn hơi qua đường tiểu ngạch do tăng cường công tác kiểm soát kiểm dịch đối với mặt hàng thực phẩm vào nội địa, khiến giá lợn hơi tại Việt Nam bắt đầu giảm.
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU
Thức ăn gia súc và nguyên liệu:
Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính trong tháng 6/2016 ước đạt 352 triệu USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1,51 triệu USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2015. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2016 là Achentina, Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếm thị phần lần lượt là 47,1%, 10,9% và 6,7%. Các thị trường có giá trị mạnh là Áo (tăng gấp 2,24 lần), Indonesia (tăng 44,4%). Các thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh là Brazil (63,8%), Hoa Kỳ (53,8%), Thái Lan (41,9%), Ấn Độ (34%) và Trung Quốc (19,6%).
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 6/2016 đạt 249 nghìn tấn với giá trị đạt 49 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1,8 triệu tấn với giá trị đạt 386 triệu USD, tăng 53,5% về khối lượng và tăng 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 5 tháng đầu năm 2016 là Úc, chiếm tới 52,2% thị phần và tăng khoảng 60,8% về khối lượng và tăng 29,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Tiếp theo là Brazil chiếm 18,5% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này, với tổng khối lượng nhập khẩu đạt 326,2 nghìn tấn và 62,4 triệu USD, tăng 8,4% về khối lượng nhưng giảm 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm2015. Thị trường có giá trị nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm tiếp theo là Hoa kỳ (tăng 77,1% về khối lượng và tăng 49% về giá trị). Thị trường có giá trị giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Canada (giảm tới 60,4% về khối lượng và giảm 64,7% về giá trị)
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 6/2016 đạt 173 nghìn tấn với giá trị 72 triệu USD, đưa tổng khối lượng đậu tương nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 765 nghìn tấn với giá trị đạt 307 triệu USD, giảm 11,5% về khối lượng và giảm 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 6/2016 đạt 283 nghìn tấn với giá trị đạt 54 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2016 đạt 2,28 triệu tấn với giá trị đạt 641 triệu USD, giảm 0,3% về khối lượng và giảm 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 5 tháng đầu năm 2016, Braxin và Achentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 63,6% và 33,8% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này và so với cùng kỳ năm 2015 vẫn đang tiếp tục tăng (10,5% và 3,1%). Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Lào tăng 29,1% về khối lượng và tăng 26,1% về giá trị. Thị trường có giá trị giảm mạnh là Ấn Độ
Sắn và các sản phẩm từ sắn XK: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 6 năm 2016 ước đạt 195 nghìn tấn với giá trị đạt 56 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các phẩm từ sắn 6 tháng đầu năm đạt 2,1 triệu tấn và 554 triệu USD, giảm 21,8% về khối lượng và giảm 30,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính trong 5 tháng đầu năm 2016 chiếm tới 86,39% thị phần, giảm 19,17% về khối lượng và giảm 30,42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 5 tháng đầu năm 2016, giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam hầu hết đều giảm ngoại trừ thị trường Nhật Bản có giá trị tăng (4,76%) so với cùng kỳ năm 2015.
Nguồn tin: http://channuoivietnam.com/