Trang chủ » Tin tức » Trong nước » Khái quát thực trạng và định hướng phát triển ngành chăn nuôi bò thịt Việt Nam

Khái quát thực trạng và định hướng phát triển ngành chăn nuôi bò thịt Việt Nam

26/05/2023 | 8:46

Diễn biến tổng đàn gia súc ăn cỏ giai đoạn 2

Tổng đàn (con)

Năm

Tăng trưởng

( %)

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng đàn bò

5,367,078

5,496,557

5,654,900

5,802,907

6,060,024

6,325,627

3.34

lai

304,058

3,147,940

3,575,860

3,395,050

5,742,295

5,912,891

81.04

thịt

5,091,748

5,213,567

5,353,250

5,508,525

5,870,764

5,994,259

3.32

sữa

275,330

282,990

301,650

294,382

317,729

331,368

3.77

Trâu

2,523,660

2,519,411

2,491,660

2,425,105

2,387,887

2,332,754

-1.56

177,764

2,021,000

2,556,270

2,683,942

2,609,198

2,654,573

71.72

Cừu

107,600

126,130

168,130

150,022

121,416

114,165

1.19

Thỏ

855,330

821,020

964,830

1,044,370

1,116,869

1,237,006

7.66

Hươu, nai

70,210

5,5780

61,690

62,790

57,615

61,784

-2.52

Sản lượng sản phẩm gia súc ăn cỏ giai đoạn 2015-2020

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tăng trưởng

( %)

Thịt trâu

85,777

86,630

87,959

92,11

125,28

120,25

6.99

Thịt

299,324

308,608

321,666

334,47

430,69

441,511

8.08

Sữa tươi

723,15

795,14

881,26

936,00

986,12

1049,26

7.73

Thịt , cừu

21,84

22,62

28,15

32,47

36,65

37,56

11.45

Thịt thỏ

2,94

3,11

3,05

3,44

3,89

4,36

8.20

Thịt hươu, nai

0,19

0,21

0,51

0,41

0,34

0,44

18.29

Phân bố đàn thịt của Việt Nam

10 tỉnh có đàn bò lớn nhất cả nước năm 2020 lần lượt là: Nghệ An (485.900 con), Gia Lai (395.984 con), Sơn La (357.952 con ), Bình Định (296.657 con), Quảng Ngãi (279.305 con), Thanh Hóa (260.356 con), Đắc Lắk (245.279 con), Trà Vinh (225.068 con), Bến Tre (223.432 con) và Quảng Nam ( 172.328 con).  Số lượng đàn bò của 10 tỉnh này chiếm 46,51 % tổng đàn bò của cả nước.

Nhập khẩu  trâu bò sống và thịt trâu, bò

  • Nhập khẩu trâu/ bò sống: Năm 2020, số lượng trâu/bò sống được nhập khẩu về Việt Nam đạt gần 600,8 nghìn con,
  • Số lượng bò nhập khẩu từ Úc là gần 301 nghìn con, chiếm 50.1% thị phần, tiếp theo đó là Thái Lan, Mỹ và một lượng ít từ Lào.
  • Trong năm 2020, lượng nhập khẩu thịt trâu/bò đã qua giết mổ của Việt Nam đạt 106,5 nghìn tấn;
  • Nhập khẩu thịt trâu/ : Úc tiếp tục là nước giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam với lượng đạt hơn 13,4 nghìn tấn trong năm 2020, chiếm hơn 42% thị phần. Theo sau đó là Mỹ với gần 9,8 nghìn tấn, chiếm 30,7%.
  • Xét về giá trị, tổng kim ngạch nhập khẩu thịt trâu/bò trong năm 2020, đạt gần 414,4 triệu USD, tăng 28,8% so với năm 2019, tương đương 92,6 triệu USD.

Thuận lợi trong phát triển chăn nuôi thịtViệt Nam

1.Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp với nguồn phụ phẩm rất lớn (sản lượng rơm ước khoảng 43 triệu tấn, hàng trăm ngàn tấn phụ phẩm ngành chế biến rau quả), chế biến thức ăn TMR, FTMR và  áp dụng quy trình vỗ béo trước khi giết mổ cho tất cả quy mô -> đây là nguồn thức ăn rất lớn cho chăn nuôi bò thịt.

2.Luật Chăn nuôi đã quy định áp dụng Phúc lợi động vật (điều 69 đến điều 72), đây chính là cơ sở để hài hoà hoá các quy định quốc tế, mở đường cho ngành chăn nuôi bò thịt phát triển

3.Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt để tăng cơ cấu thịt bò trong tiêu dùng hiện nay (chỉ mới đạt 7-10%). 

4.Nhu cầu tiêu dùng thịt bò của Việt Nam đang tăng mạnh. Giá bò thịt và thịt bò ở Việt Nam khá ổn định

Khó khăn trong phát triển chăn nuôi thịtViệt Nam

1.Chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là chăn nuôi bò thịt phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn thô xanh, trong khi nước ta thiếu đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên.

2.Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp; liên kết chưa hoàn chỉnh đến khâu cuối cùng của chuỗi là giết mổ, chế biến và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm…

3.Công tác thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi còn nhiều tồn tại, nhất là tại các địa phương. 

4.Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao ảnh hưởng tới việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm

5.Tình hình nhập lậu vật nuôi sống đặc biệt là bò thịt và sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài qua đường bộ biên giới phía Tây, Tây Nam, có nguy cơ lây lan dịch bệnh và bất ổn thị trường trong nước.

Thách thức trong phát triển chăn nuôi thịt Việt Nam

  • Bệnh truyền nhiễm: Việt Nam vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn các bệnh truyền nhiễm (LMLM, viêm da nổi cục) nên chăn nuôi bò thịt vẫn tiềm ẩn rủi ro tương đối cao
  • Cạnh tranh quốc tế: Các hiệp định tư do thương mại của Việt Nam với các nước, nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA đã được ký kết sẽ làm cho thịt bò trong nước gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với thịt bò nhập khẩu.
  • Thiếu hụt nguồn thức ăn: Chăn nuôi gia súc ăn cỏ phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn thô xanh nhưng nước ta thiếu đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên … Việc khai thác, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi chưa hiệu quả

Định hướng phát triển chăn nuôi thịt của Việt Nam

  • Luật Chăn nuôi (2018) đã mở ra hành lang pháp lý để phát triển ngành chăn nuôi hướng khai thác lợi thế so sánh, an toàn thực phẩm, hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.
  • Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 (QĐ 1520/QĐ-TTg) đã vạch ra định hướng cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt phát triển theo hướng an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững

Định hướng chi tiết phát triển ngành chăn nuôi thịt (theo QĐ 1520)

  • Đàn bò thịt ổn định ở quy mô từ 6,5 đến 6,6 triệu con, trong đó khoảng 30% được nuôi trong trang trại.
  • Chuyển đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1,0 triệu ha.
  • Tiếp tục chương trình cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zebu hoá; phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống.

Định hướng chi tiết phát triển ngành chăn nuôi thịt (theo QĐ 1520)

  • Khuyến khích phát triển các mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi hữu cơ bằng công nghệ, thiết bị nghiền trộn nhỏ và cơ động phù hợp với loại hình chăn nuôi nông hộ, hợp tác xã;
  • Phát triển mô hình thâm canh trồng cỏ, ngô dầy, lúa chín sáp... kết hợp công nghệ chế biến thức ăn thô xanh hỗn hợp (TMR) để chăn nuôi và vỗ béo các loại gia súc ăn cỏ.
  • Tăng cường giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống vật nuôi trong sản xuất.
  • Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn;
  • Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gắn với các chuỗi liên kết.

Định hướng chi tiết phát triển ngành chăn nuôi thịt (theo QĐ 1520)

  • Khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp; tăng cường các biện pháp quản lý đối với công tác giết mổ
  • Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp,
  • Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và thương mại về chăn nuôi, thú y với các nước, vùng lãnh thổ có tiềm năng về khoa học công nghệ và thị trường với Việt Nam.