Trang chủ » Tin tức » Trong nước » Phát triển đàn bò trong nước và sản lượng thịt do chúng sản xuất trong những năm gần đây

Phát triển đàn bò trong nước và sản lượng thịt do chúng sản xuất trong những năm gần đây

26/05/2023 | 7:38
  1. Đặt vấn đề

            Bò là vật nuôi gắn chặt chẽ với người nông dân Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Chăn nuôi bò không những cung cấp thịt, sức kéo, phân bón mà còn cung cấp nguyên liệu cho một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Đẩy mạnh chăn nuôi bò thực chất là tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người nông dân, song song với nó là cung cấp thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng. Bài viết này đề cập tới sự thăng trầm của ngành chăn nuôi bò, trong đó công tác cải tạo giống, tạo bò lai theo hướng thịt và khả năng cung cấp thịt cho thị trường trong nước. Theo số liệu thống kê của Fao, 2012, 2013 tỷ lệ tiêu thụ các loại thịt trên thế giới như sau: thịt lợn trên 40%, thịt gia cầm gần 30 %, thịt Trâu, bò, dê, cừu, hươ,ngựa 25-28%, số còn lại khoảng trên 1% là thịt của các vật nuôi khác (Cục Chăn nuôi, 2014). Ở nước ta, lượng  thịt trâu bò, dê cừu cung cấp cho thị trường trong nước trong những năm gần đây chỉ chiếm 7-9%, cụ thể  năm 2013 là 8,85%, năm 2014 là 8,72% và năm 2015 là  8,54 %. Riêng tiêu thụ thịt bò chỉ chiếm 6,47% năm 2013, 6,38% năm 2014 và 6,25% năm 2015 (TCTK, 1/10/2015).              Chính vì số lượng thịt trâu bò, dê, cừu trong nước cung cấp không đủ (chỉ nói số lượng, chưa nói chất lượng), một lượng trâu bò sống được nhập khẩu với mục đích giết thịt và một lượng thịt tinh, thịt có xương đã được nhập khẩu nhằm đảm bảo loại thịt này cho thị trường tiêu thụ trong nước. Năm 2015, nhập khẩu 419.952 trâu bò sống, thịt trâu bò không xương là 854 tấn, thịt trâu bò có xương là 4.845 tấn, thịt dê, cừu 890 tấn (báo cáo hàng hóa nhập khẩu, TCHQ, 01/2016).      

  1. Số lượng đàn bò từ năm 2010 -2015

            Đàn bò của nước ta năm 2001 có 3,8997 triệu con, đàn bò tăng liên tục trong những năm tiếp theo đến năm 2007 đạt 6,7247 triệu con. Sự tăng liên tục này đã ghi dấu ấn trong chiến lược phát chiển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020 được Chính Phủ ký phê duyệt ngày 16/01/2008,(Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg). Trong chiến lược đã đề ra mục tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm của đàn bò là 4,8% và đạt 12,5 triệu con, trong đó tỷ lệ bò lai 50% ở năm 2020.

            Do một số chính sách thay đổi, đất được giao cho các Công ty hoặc tư nhân, hộ gia đình quản lý, diện tích bãi chăn thu hẹp, thậm chí không có bãi chăn chung nên tỷ lệ sinh sản đàn bò giảm, chăn nuôi bò không hấp dẫn như chăn nuôi lợn, gia cầm vì thế đàn bò không những không phát triển mà còn giảm sút. Sự giảm sút này bắt đầu từ vụ thu đông năm 2008, chính vụ rét năm 2008 đã làm hơn 210 ngàn trâu bò bê, nghé bị chết (Cục chăn nuôi, 2008, 2009). Theo số liệu 01/10/2008 và 2009 của Tổng cục Thống kê, đàn bò nước ta vào thời điểm đó chỉ còn tương ứng là 6,3377 và 6,1033 triệu con.        Như vậy, từ năm 2010 cho đến năm 2013, đàn bò Việt Nam liên tục giảm. Từ 5,916 triệu con năm 2010 giảm còn 5,156 triệu con năm 2013. Năm 2014 do nhu cầu thịt bò tăng nhanh, giá thịt bò cao so với giá các loại thịt khác, người chăn nuôi đầu tư vào chăn nuôi bò, đàn bò lại tăng. Năm 2014, đàn bò là 5,234 triệu con tăng lên và đạt 5,367 triệu con năm 2015. Sự tăng giảm của đàn bò tại các vùng sinh thái khác nhau không thay đổi đến cơ cấu đàn bò tại các vùng. Vùng chăn nuôi bò nhiều nhất nước ta là Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, tỷ lệ đàn bò của vùng này luôn luôn chiếm khoảng 40% đàn bò trong toàn quốc. Vùng đứng thứ hai là miền Núi và Trung Du phía Bắc, vùng này đàn bò luôn chiếm tỷ lệ trên 17% đàn bò trong toàn quốc. Vùng có tỷ trọng đàn bò thấp so với toàn quốc là vùng Đông Nam Bộ, đàn bò chỉ chiếm khoảng 7%. Các vùng còn lại: Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Bằng Sông Hồng có tỷ lệ đàn bò gần giống nhau, tỷ lệ đàn bò trong các vùng chiếm 11-13% đàn bò trong toàn quốc.

            Theo số liệu thống kê, năm tỉnh nuôi bò nhiều nhất và luôn luôn có vị trí ổn định từ số 1 đến số 5, đó là: Nghệ An, Gia Lai, Quãng Ngãi, Bình Định và Thanh Hóa.              

III. Số lượng bò lai trong đàn bò

            Bò lai ở đây đề cập đến là bò lai Sind theo chương trình Sind hóa đàn bò trước đây và Zebu hóa đàn bò hiện nay. 

Bảng 1:  Số liệu đàn đàn lai Việt Nam từ 2010 - 2015 (Tổng cục TK, 01/10 hàng năm)

Địa Phương

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Ghi chú

Toàn Quốc   - (con)

                       - %

2.204.047

37,25

2.268.635

41,73

2.295.264

44,19

2.455.294

47,61

2.717.986

51,92

3.040.577

56,65

 

Đồng bằng    - (con)

 Sông Hồng   ­- %                 

424.419

64,22

399.914

66,28

371.180

71,77

    341.212

68,72

    366.941

74,48

    387.971

78,11

 

MN &TD        - (con)

phía Bắc        - %

141.931

13,62

124.458

13,47

140.822

15,57

    154.537

17,23

    162.694

17,90

    180.494

19,14

 

Bắc TB &       - (con)

DHMT            - %  

825.820

34,52

812.959

37,90

873.548

41,53

    965.632

46,14

1.039.834

49,06

  1131.671

51,78

 

Tây Nguyên  - (con)

                      -  %

119.418

17,19

119.842

17,39

136.727

20,80

    153.762

23,20

    194.734

28,91

    287.995

42,01

 

Đ. Nam Bộ   -  (con)

                      - %

273.489

62,22

339.322

82,99

322.936

84,43

    323.118

88,55

    333.884

92,41

    348.702

94,98

 

Đ.Bằng         -   (con)

S.Cửu Long  - %

418.970

60,62

472.140

70,92

450.051

71,54

 

    517.033

80,30

    619.899

91,45

   689.011

97,91            

 

 

Từ số liệu ở Bảng 1 có thể nhận thấy:

-  Số lượng đàn bò lai ở nước ta trong thời gian qua phát triển khá nhanh, tỷ lệ bò lai đã đạt: 56,65% trong đàn bò theo thống kê 01/10/ 2015, mặc dù trong Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 chỉ đưa ra con số là 50%. Nhìn lại sự phát triển, tỷ lệ bò lai cả nước ta năm 1995 chỉ là 12%, năm 1998 là 25% và năm 2005 là 30% (Cục Chăn nuôi, 2006),  và năm 2010 là 37,25%. 25,25% tỷ lệ bò lai tăng trong giai đoạn này (1995-2010) ngoài sự hỗ trợ của các Dự án chương trình (Dự án World Bank 1995-1998, Dự án, chương trình cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hóa, chương trình phát triển bò thịt trong nước từ năm 2000 -2010) còn có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương các cấp, đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ trung ương đến địa phương và người chăn nuôi.  Tốc độ phát triển bò lai rất nhanh 19,40% chỉ trong năm năm từ 2011- 2016 là minh chứng rất thuyết phục từ hiệu quả các chương trình cải tạo đoàn bò, chương trình phát triển bò thịt trong nước mặc dù trong năm năm qua không có sự hỗ trợ của dự án, chương trình nhà nước. Bò lai, chương trình cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hóa và phát triển bò thịt đã được người chăn nuôi chấp nhận, ủng hộ cao.

          - Tỷ lệ bò lai cao nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vùng này có tốc độ phát triển đàn bò lai nhanh nhất, vựơt cả Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Năm 2010 tỷ lệ bò lai ở vùng này chỉ đạt 60,62%, còn vùng Đông Nam Bộ  là 62,22% và Vùng Đồng Bằng Sông Hồng là 64,22%. Đến nay, năm 2015 tỷ lệ bò lai vùng này là 97,91%, còn vùng Đông Nam Bộ là 94,98%, vùng Đồng Bằng Sông Hồng đạt 78,11%, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung là 51,78%. Tỷ lệ bò lai đạt thấp nhất là vùng Miền Núi và Trung Du Bắc Bộ là 19,14%, tiếp đó là vùng Tây Nguyên là 42,01%. Tốc độ phát triển bò lai phụ thuộc nhiều yếu tố: tập quán chăn nuôi, nhận thức của người chăn nuôi, điều kiện môi trường kỹ thuật và các yếu tố xã hội khác. Tp. HCM tỷ lệ bò lai đạt 100% đàn bò từ năm 2011, mặc dù trước đấy, năm 2010 tỷ lệ này mới chỉ đạt 24,13% (số liệu 01/10/2010 và 01/10/2011 -TCTK). Nhiều tỉnh có tỷ lệ bò lai đạt cao trên 70% như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Tây Ninh, Hậu Giang, Tiền Giang, Vinh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Bình Dương. Khu vực Miền Núi và Trung Du phía Bắc tỷ lệ bò Lai thấp nhất, tỉnh Hà Giang đến nay (2015) tỷ lệ bò lai chưa đạt 1%, Điện Biên đạt gần 10%.

  1. Khả năng sản xuất thịt của đàn bò Việt Nam

            Khả năng cho thịt của bò Việt Nam không cao do:

-   Tầm vóc bé, sinh trưởng phát triển chậm, khối lượng  trưởng thành theo các tài liệu điều tra, các báo cáo trong Hội nghị phát triển chăn nuôi  bò thịt (Hội nghị phát triển bò thịt, 2008) đề cập chỉ 140 - 200 kg khi trưởng thành, tùy vào vùng và giới tính;

-  Bò Việt Nam là bò kiêm dụng, người chăn nuôi Việt Nam chưa có thói quen vỗ béo bò trước khi giết thịt nên chất lượng thịt không cao, thịt dai. Trong bài viết này chỉ đề cập tới số lượng thịt, không nói  tới chất lượng.

 Qua bảng 4, chúng tôi có nhận xét:

-  Khối lượng bình quân bò hơi giết mổ không cao, giao động từ 140 -220 kg/con.

-  Khối lượng bò hơi giết thịt tại vùng Đông Nam bộ cao nhất, giao động từ 180 - 220 kg; khối lượng này thấp nhất là vùng Miền Núi và Trung Du Bắc Bộ, giao động từ 140 - 178 kg. Khối lượng bò hơi nêu trên cũng phản ánh một phần nào về tập quán, môi trường, điều kiện và tỷ lệ bò lai có mặt trong đàn bò của các vùng.

-  Khối lượng bò hơi giết thịt trong hai năm 2014, 2015 cao hơn những năm trước đó được lý giải: (1) Tỷ lệ bò lai trong hai năm này tăng cao, bò lai tăng, khối lượng giết thịt sẽ tăng.(2) Trong hai năm qua lượng bò sống được nhập khẩu từ Úc, Thái Lan về Việt Nam với mục đích giết thịt. Sau thời gian nhập về (2-6 tháng), số bò trên sẽ được giết thịt cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.

                          Bảng 2:     Số lượng thịt bò hơi sản xuất trong năm

Địa phương

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Ghi chú

T. Quốc    - SLG thịt (con)

                  - SL thịt (tấn)

                  - KL.TB/con (kg)

1.819.756

278.911

153,27

1.848.379

287.169

155,36

1.866.232

293.639

157,34

1.769.434

285.408

161,30

1.537.714

292.901

190,48

1.567.420

299.324

190,97

 

ĐB. SH      - SLG thịt (con)

    ­-             - SL thịt (tấn) 

                  - KL.TB/con (kg)

204.070

29.486

144,49

213.040

31.046

145,73

209.155

31.946

152,74

209.335

33.818

161,55

163.630

33.340

203,75

162.536

32.995

203,00

 

MN &TD   - SLG thịt (con)      

                   - SL thịt (tấn)

                   - KL.TB/con (kg)

184.096

25.920

140,80

201.287

28.881

143,48

198.732

28.628

144,05

185.271

28.426

153,44

170.983

30.104

176,06

169.821

30.363

178,79

 

Bắc TB &  - SLG thịt (con)

DHMT       - SL thịt (tấn) 

                   - KL.TB/con (kg) 

744.619

114.313

153,52

736.561

116.475

158,13

787.662

121.196

153,87

729.974

117.302

160,69

668.507

126.093

188,62

681.167

128.687

188,92

 

T. Nguyên - SLG thịt (con)

                   - SL thịt (tấn)

                   - KL.TB/con (kg)

214.102

32.615

152,33

219.406

32.524

148,24

211.219

32.607

154,322

194.690

29.385

150,93

193.634

34.469

178,01

190.132

36.366

191,27

 

ĐNB           - SLG thịt (con)

                   - SL thịt (tấn)

                   - KL.TB/con (kg)

178.797

32.487

181,70

182.111

33.072

181,60

168.266

32.989

196,05

161.369

29.960

185,66

105.613

24.172

228,87

109.908

24.265

220,78

 

ĐB-SCL      -  SLG thịt (con)

                   -  SL thịt (tấn)

                   - KL.TB/con (kg)

294.073

44.090

149,93

295.974

45.173

152,62

291.198

46.603

160,04

288.849

46.517

161,04

235.347

44.721

190,02

254.856

46.648

183,04.

 

 

  1. Kết luận

-  Đàn bò Việt Nam phát triển không ổn định và phụ thuộc nhiều yếu tố,  tỷ lệ đàn bò lai trong đàn bò ngày càng cao. Lai tạo theo hướng Zebu hóa, tạo bò lai phát triển theo hướng thịt là xu hướng nâng cao tầm vóc và khả năng cho thịt của đàn bò Việt Nam.

-  Khả năng cung cấp thịt của đàn bò Việt Nam thấp do tầm vóc bé, sinh trưởng phát triển không cao, khối lượng khi trưởng thành giết thịt thấp, giao động 150- 220 kg.

-  Tập huấn nâng cao nhận thức, kết hợp phổ biến những biện pháp kỹ thuật được áp dụng cho người chăn nuôi là biện pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để nâng cao số lượng và chất lượng đàn bò Việt Nam.

  Tài liệu tham khảo:

  1. Niên giám Thống kê năm 2005 đến 2015, Tổng cục thống kê.
  2. Báo cáo trong Hội nghị phát triển Chăn nuôi bò thịt Việt Nam, 2008.
  3. Các báo cáo tại Hội nghị DAIRY CONNECT, 25/3/2016.s
  4. Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020.
  5. Báo cáo hàng hóa nhập khẩu, tháng 1/20016 Tổng cục Hải quan.
  6. Chăn nuôi Việt Nam, Trang chủ: channuoi vietnam.com./.

PGS. TS. Hoàng Kim Giao