Trang chủ » Organization ( » Page 2)

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HIỆP HỘI CHĂN NUÔI

 GIA SÚC LỚN VIỆT NAM NHIỆM KỲ III

(2022-2027)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:  01 /NQ-ĐH  
   
  Hà Nội, ngày  18   tháng  năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

NHIỆM KỲ III (2022-2027)

Đại hội Đại biểu Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ III (2022-2027) được tiến hành ngày 18/6/2022 tại Hà Nội.

Đại hội đã nghe Báo cáo Tổng kết hoạt động của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ II (2015-2021), phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III (2022-2027), sửa đổi bổ sung Điều lệ của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam; bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký trong nhiệm kỳ III (2022-2027)

Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ III (2022-2027) Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam

100% nhất trí thông qua Nghị Quyết:

QUYẾT NGHỊ

  1. Thông qua các: Báo cáo Tổng kết hoạt động của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ II (2015-2021), phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III (2022-2027), sửa đổi bổ sung Điều lệ của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ III (2022-2027) (có Báo cáo kèm theo)
  2. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành (45 người), Ban Kiểm tra (03 người)

Ban Chấp hành họp phiên thứ nhất đã bầu: Ban Thường vụ (15 người), Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký trong nhiệm kỳ III (2022-2027)

Ban Kiểm tra họp phiên thứ nhất đã bầu: Trưởng Ban, Phó Ban

(Có danh sách kèm theo)

  1. Đại hội giao cho Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ban Thường vụ Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ III (2022-2027) căn cứ Nghị Quyết Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ III (2022-2027), xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác cụ thể theo thời gian để tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ III (2022-2027).

Đại hội kêu gọi toàn thể các đơn vị thành viên trong toàn Hiệp hội, dưới sự lãnh đao của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội, phát huy cao những thành tích đã đạt được trong những năm qua, đoàn kết thống nhất, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ III (2022-2027)  và góp phần vào phát triển ngành Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam bền vững

Đại hội giao cho Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, hoàn thiện hồ sơ báo cáo kết quả Đại hội gửi Bộ Nội vụ để xem xét, phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) theo quy định của pháp luật, Thông tư 01/2022/TT-BNV ngày 16/01/2022

Đại hội bế mạc vào hồi 12 giờ ngày 18 tháng 6 năm 2022

 

TM ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI

HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN

 VIỆT NAM

                    PGS.TS. Hoàng Kim Giao
HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số 131 /HHCNGSLVN-BC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
   
  Hà Nội ngày 18  tháng  6  năm 2022

BÁO CÁO

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ II (2015-2021)

 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ III (2022-2027)

 CỦA HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

 

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN

VIỆT NAM NHIỆM KỲ II (2015-2021)

  I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

  1. Về tổ chức của Hiệp hội

Tên Hội: Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam

Tên tiếng Anh: Vietnam Association of ruminant husbandry

Tên viết tắt: VINARUHA

Văn phòng Hiệp hội tại: số 6 Nguyễn Công Trứ – Phường Phạm Đình Hổ – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại: 0243 632 0901 – 0913 248 452 (PGS.TS.Hoàng Kim Giao – Chủ tịch Hiệp hội) – 085 499 1908 (TS. Lê Văn Thông – PCT thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội)

Email: vinaruha@gmail.com

Website: https://vinaruha.vn

Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 80/2004/QĐ-BNV ngày 11/11/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ

Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam hoạt động theo Điều lệ của Hiệp Hội đã được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 58/2005/QĐ-BNV ngày 01/6/2005 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ

Hiệp Hội có Ban Chấp hành (90 người), Ban thường vụ (19 người), Ban Kiểm tra (3 người). Có 71 chi hội trực thuộc. Trong nhiệm kỳ II (2015-2021) kết nạp thêm 07 đơn vị. Hiện nay Hiệp hội có 87 Hội viên, trong đó 78 đơn vị Hội viên tập thể và 09 Hội viên cá nhân

  1. Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Hiệp hội được tổ chức vào ngày 19/5/2005 tại Hà Nội và Điều lệ của HiÖp héi Ch¨n nu«i gia sóc lín ViÖt Nam đã được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 58/QĐ-BNV ngày 01/6/2005

Đại hội Đại biểu Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lơn Việt Nam lần thứ II (nhiệm kỳ 2015-2021) được tổ chức vào ngày 21/12/2015 tại Hà Nội

Đại hội Đại biểu Chăn nuôi Gia súc lơn Việt Nam lần thứ III (nhiệm kỳ 2022-2027) được tổ chức vào ngày 18/6/2022 tại Hà Nội, Đại hội được tổ chức trong thời điểm đặc biệt, đó là cả nước đang thi đua lập thành tích chào mừng thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp. Ngành Chăn nuôi nói chung, Chăn nuôi gia súc lớn nói riêng cùng với các ngành nghề khác trong cả nước đang đứng trước thử thách rất to lớn – dịch Covid 19 xảy ra trên toàn cầu và dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên diện rộng hầu khắp cả nước. Trong khi cơ sở vật chất, trình độ về kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia súc lớn nói riêng của nước ta còn thấp trên nền chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, không chuyên nghiệp so với các nước chăn nuôi quy mô lớn, công nghiệp và chuyên nghiệp

Theo Báo cáo của Bộ NN&PTNT, chăn nuôi gia súc lớn cả nước phát triển ổn định, giá bán ở mức có lợi cho người chăn nuôi, xu hướng chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ, phân tán sang chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại tập trung quy mô lớn.

Số lượng đầu con gia súc ăn cỏ giai đoạn 2015-2020

Đơn vị tính: ngàn con

Tổng đàn 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tăng trưởng BQ (%)
Tổng đàn bò 5367,1 5496,6 5654,9 5802,9 6060 6325,6 3,34
Bò lai 3040,6 3147,9 3575,9 3395,1 5742,3 5912,9 81,04
Bò thịt 5091,7 5213,6 5353,3 5508,5 5870,8 5994,3 3,32
Bò sữa 275,3 283 301,7 294,4 317,7 331,4 3,77
Trâu 2523,7 2519,4 2491,7 2425,1 2387,9 2332,7 -1,56
1777,6 2021 2556,3 2683,9 2609,2 2654,6 71,72
Cừu 107,6 126,1 168,1 150 121,4 114,2 1,19
Thỏ 855,3 821 964,8 1044,4 1116,9 1237 7,66
Hươu, nai 70,2 55,0 61,7 62,8 57,6 61,8 -2,52

 

Sản phẩm chăn nuôi gia súc ăn cỏ giai đoạn 2015-2020

Đơn vị tính: ngàn tấn

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tăng trưởng BQ (%)
Thịt trâu 85,8 86,6 87,9 92,1 125,3 120,3 6,99
Thịt bò 299.324 308,6 321,7 334,5 430,7 441,5 8,08
Sữa bò tươi 723,15 795,1 881,3 936 986,1 1049,3 7,73
Thịt dê, cừu 21,84 22,62 28,15 32,47 36,65 37,56 11,45
Thịt thỏ 2,94 3,11 3,05 3,44 3,89 4,36 8,20
Thịt hươu, nai 0,19 0,21 0,51 0,41 0,34 0,44 18,29

Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 keó dài và diễn biến phức tạp trên diện rộng, ngành chăn nuôi Gia súc lớn gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng tuy không nghiêm trọng và nặng bằng chăn nuôi gia cầm hoặc chăn nuôi lợn. Đặc biệt trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm thương mại cũng như chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tổng đàn gia súc lớn vẫn tăng trưởng nhưng không cao. Tổng đàn bò ước khoảng 6,5 triệu con, tăng trưởng 2,5%, Trong đó đàn bò sữa khoản 350-355 ngàn con, tăng trưởng khoảng 6%.Sản lượng sữa tươi sản xuất ra ước đạt trên1,15 triệu tấn tăng khoảng 10%. Nhiều trại chăn nuôi bò sữa năng suất cao đạt 28-30 lít/con/ngày (Vinamilk) hoặc 30-32 lit/con/ngày (TH True milk); Đàn dê, cừu phát triển tốt đạt khoảng 2,85 triệu con, đàn trâu ổn định, đạt trên 2,3 triệu con.

Năm 2021, ngành chăn nuôi gia súc lớn có những hoạt động nổi bật như: Phát triển lai tạo đàn bò tại nhiều địa phương với nhiều tổ hợp lai gồm lai hai máu, ba máu, bốn máu. Sử dụng Công nghệ cao trong việc phát triển tạo đàn giống. Trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ đã trở thành ý thức của người chăn nuôi. Thức ăn TMR đã được sử dụng ở hầu hết các trang trại chăn nuôi quy mô lớn và vừa. Chăn nuôi theo chu kỳ kinh tế tuần hoàn đã được nhiều trang trại áp dụng, như Công ty T & T 159 … Quy mô chăn nuôi trong nông hộ đã được nâng lên 3,4,5 con hoặc nhiều hơn. Áp dụng công nghệ tách ép phân khô và nước và làm phân vi sinh, đã được phổ biến ở nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn hoặc vừa.

a.Thuận lợi

– Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN quy tụ được nhiều thành phần tham gia, vì Hiệp hội là tổ chức tự nguyện của các DN, các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, các trang trại, các Nhà quản lý, các Hộ gia đình và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn, chế biến, kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm từ trâu, bò, dê, cừu ngựa. Chính vì thế Hiệp hội có các Giáo sư, Tiến Sỹ, những chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực, trong từng loại vật nuôi.

– Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ trong thời gian qua, trong đó có chính sách về: Nghiên cứu khoa học, Khuyến nông, khuyến khích đầu tư, hỗ trợ thiên tai, kiểm soát dịch bệnh,… Đến nay các chính sách này đã và đang đi vào thực tiễn, thu hút người dân và các DN đầu tư phát triển chăn nuôi, chế biến va tiêu thụ sản phẩm các loại gia súc ăn cỏ ở trong nước và xuất khẩu

– Thị trường và giá cá các sản phẩm gia súc ăn cỏ nhìn chung ổn định, đảm bảo cho người chăn nuôi sản xuất có lãi

– Chăn nuôi chuyển dịch theo hướng trang trại, tập trung chuyên nghiệp và công nghiệp hơn

– Đầu tư xã hội cho nguồn lực phát triển chăn nuôi tăng, nhất là khu vực DN tư nhân cả trong và ngoài nước

– Quy mô đàn, năng suất và sản lượng sản phẩm gia súc ăn cỏ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian qua. Trong đó tốc độ tăng về sản lượng của các sản phẩm luôn cao hơn tốc độ tăng quy mô đầu con, chứng tỏ năng suất chăn nuôi gia súc ăn cỏ ngày càng được cải thiện, điển hình là năng suất bò sữa của VN đã vượt xa các nước trong khu vực. Năm 2018 năng suất bò sữa trung bình cả nước đạt trên 5.000kg/con/năm. Trong đó nhiều trang trại lớn đạt 7.500-8.000 kg/CK. Chăn nuôi bò sữa là một trong những lĩnh vực được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến và các tiêu chuẩn cao của quốc tế

– Nhiều TBKT được nghiên cứu, cập nhật và chuyển giao cho sản xuất, nhất là những TBKT về : giống, chuồng trại, thức ă dinh dưỡng vật nuôi. Tỷ lệ bò lai, bò ngoại thuần trong sản xuất đại trà tăng cao. VN đã có mặt hầu hết các giống bò thịt chất lượng có khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới và các giống bò sữa, dê cao sản của thế giới. Tỷ lệ TACN qua chế biến trong đó đặc biệt là ký thuật TMR đã được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất đại trà. Kỹ thuật chuồng trại, nhất là các kiểu chuồng chống nóng hiện đại cho các loại gia súc cao sản đã được phổ cập trong các trang trại, Hộ chăn nuôi chuyên nghiệp ở hầu hết các địa phương,… Những TBKT và sự đầu tư của người dân, DN đã làm thay đổi quân điểm và “bản đồ” của các loại vật nuôi, nhất là bò sữa, dê sữa và bò thịt chất lượng cao.

Phương thức chăn nuôi đã có những thay đổi tích cực, hình thành nhiều chuỗi liên kết có hiệu quả trong sản xuất, điển hình là các chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò sữa hiện đang chiếm tỷ lệ liên kết gần 100% cao nhất trong khu vực sản xuất nông nghiệp hiện nay.

– Từng bước hình thành ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến sữa hiện đại so với khu vực và thế giới. Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa là một trong những lĩnh vực thu hút đầu tư lớn nhất của ngành nông nghiệp hiện nay, mà hầu hết là của tư nhân trong nước đầu tư. Sữa và các sản phẩm sữa của VN được người tiêu dùng trong nước và nhiều nước trong khu vực tin dùng, nhất là thị trường Trung Quốc và các nước Trung Đông.

– Ngoài các chính sách của TW, các địa phương đã có các chính sách riêng về hỗ trợ chăn nuôi như: hỗ trợ cải tạo giống trâu, bò, hỗ trợ trồng cỏ, cải tạo chuồng trại, xử lý môi trường,…

– Dê, Cừu là loại gia súc ăn cỏ nhỏ, ăn được nhiều loại lá cây, cỏ, không tranh giành lương thực với con người. Dê, Cừu nhanh nhẹn, dẻo dai, chịu khổ, là bạn của người dân nghèo. Chăn nuôi Dê, Cừu: Vốn đầu tư ban đầu thấp, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và sản phẩm phụ nông, công nghiệp, phù hợp với Trung du và Miền núi. Hơn 95% tổng số Dê trên thế giới được nuôi ở các nước đang phát triển và mang lại nguồn thu nhập có ý nghĩa cho người chăn nuôi. Hàng năm chăn nuôi Dê, Cừu đã cung cấp một lượng thịt, sữa và các sản phẩm khác từ Dê, Cừu cho thị trường. Song vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của con người. Vì vậy Chăn nuôi Dê, Cừu là đối tượng được quan tâm của hầu khắp các nước trên thế giới, nhất là những vùng nông nghiệp khó khăn.

– Điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết của VN) thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi phát triển. Nguồn thức ăn đa dạng, phong phú phục vụ tốt cho phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm độ cao, áp lực về phòng chống dịch bệnh. Độ ẩm cao, Dê ,Cừu không thích ứng được. Vì vậy phải phát triển chăn nuôi Dê, Cừu ở những vùng cao, khô ráo như: Trung du , miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung. Không thể phát triển chăn nuôi Dê, Cừu ở Đồng bằng sông Cửu Long được (những vùng thấp, trũng, nhiều sông hồ nước, đầm lầy,… không chăn nuôi Dê, Cừu)

– Hươu sao, vật nuôi chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức được đưa vào quản lý tại Điều 67 Luật chăn nuôi, mở ra nhiều cơ hội phat triển sản xuất chăn nuôi hươu sao trong nước và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài

  1. Khó khăn

– Hệ thống tổ chức của ngành chăn nuôi từ TW đến địa phương chưa hoàn thiện

– Việc tập hợp được tất cả các thành phần hội viên còn nhiều khó khăn

– Cơ sở vật chất của toàn bộ ngành còn thấp, không đồng đều và không đồng bộ

– Đa số các thành viên của Hiệp hội hiện đang kiêm nhiệm: Quản lý NN, các Viện nghiên cứu, các trường ĐH, các Trung tâm, các DN, hoặc các nhiệm vụ khác. Một số thành viên là chủ các trang trại, các cơ sở chăn nuôi, chế biến, kinh doanh nhỏ, ở xa trung tâm, nên ít có liên hệ hoặc ít thông tin.

– Hệ thống văn bản phục vụ công tác quản lý NN về giống, môi trường chăn nuôi còn thiếu chưa phù hợp và không đồng bộ.

– Công tác thanh tra, kiểm tra về sản xuất kinh doanh giống vật nuôi còn nhiều tồn tại, nhất là tại các địa phương. Xử lý vi phạm thiếu kiên quyết nên chưa giải quyết hết hiện tượng kinh doanh giống vật nuôi chất lượng kém, không rõ nguồn gốc.

– Chăn nuôi gia súc ăn cỏ phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn thô xanh, từ hệ thống canh tác, trong khi nước ta không có đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên,… Việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp có hiệu quả thấp sang trồng cỏ và cây thức ăn cho gia súc ăn cỏ ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn

– Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn chiềm tỷ lệ cao, ảnh hưởng không nhỏ tới việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh – ATTP.

Giải pháp về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

+ Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, Dự báo thị trường và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm đến các thị trường tiềm năng

+ Tổ chức liên kết giữa các khâu trong sản xuát chưn nuôi theo chuỗi gí trị từ: sản xuất – thu mua – chế biến – bảo quản – tiêu thụ

+ Tiếp tục hỗ trợ các Hộ Chăn nuôi phát triển sản xuất , trở thành các trang trại chưn nuôi, liên kết với các DN thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã,…

+ Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm

Giải pháp về tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng

+ Tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường, trong đó các DN đóng vai trò làm trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như liên kết tổ hợp tác, Hội, Hiệp hội ngành hàng. Chú trọng việc xây dựng các thương hiệu. Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm để mở rộng chăn nuôi theo Hợp tác xã, Tổ hợp tác. Gắn sản xuất chăn nuôi theo mô hình liên kết PPP hoặc chăn nuôi gia sông, chăn nuôi theo giai đoạn

Giải pháp về kỹ thuật

+ Giải pháp về giống

+ Giải pháp về thức ăn

+ Giải pháp về thú y

+ Giải pháp về KHKT và Khuyến nông

– Chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là bò sữa đòi hỏi tỷ suất đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất dài, thời gian thu hồi vốn chậm, có tính rủi ro cao, nên đa số người sản xuất khó tiếp cận với chính sách về tín dụng cũng như các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi

– Tình hình nhập lậu vật nuôi sống  đặc biệt là bò thịt và sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài qua đường bộ biên giới phía Tây, Tây Nam, phía Bắc,… vào nước ta vẫn chưa được kiểm soát. Do vậy không chỉ dẫn đến dịch bệnh bùng phát mà còn ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước

Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ II Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN (ngày 21/12/2015 tại Hà Nội). BCH Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN khóa II (2015-2021) xin trình bày trước Đại hội Báo cáo hoạt động của Hiệp hội trong khóa II (2015-2021). Kiểm điểm đánh giá về những kết quả đã đạt được, nêu ra những hạn chế, tồn tại, phân tích nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, công tác của Hiệp hội trong nghiệm kỳ III (2022-2027)

 

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM NHIỆM KỲ II (2015-2021)

  1. Công tác củng cố và phát triển tổ chức Hiệp hội 

Ngay sau đại hội nhiệm kỳ II, Ban Chấp hành HIệp hội đã sớm ổn định, kiện toàn tổ chức và phân công nhiệm vụ trong Ban Chấp hành để triển khai kế hoạch công tác theo Nghị quyết của Đại hội. Đầu năm 2016, kết quả Đại hội đã được hoàn chỉnh báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ NN&PTNT theo đúng quy định. Ban Thường vụ, bộ phận văn phòng và các Ban chuyên môn đã triển khai nhiệm vụ theo đúng tinh thần Nghị quyết của Đại hội nhiệm kỳ II.

Xác định công tác củng cố, phát triển tổ chức là sức mạnh giúp cho Hiệp hội phát triển bền vững. Nên Ban Thường vụ và văn phòng Hiệp hội đã tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ngành gia súc lớn, tìm hiểu Điều lệ và tự nguyện ra nhập Hiệp hội. Đặc biệt, văn phòng đã mở rộng tập trung vận động các doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, xuất nhập khẩu; các trang trại chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, hươu nai) có quy mô vừa và lớn tìm hiểu Điều lệ của Hiệp hội để sẵn sàng ra nhập Hiệp hội. Vì vậy, nhiệm kỳ II (2015-2021) Hiệp hội đã kết nạp thêm 07 đơn vị thành viên. Tổng số Hội viên là 87 (trong đó 78 Hội viên tập thể và 09 Hội viên cá nhân)

  1. Tổ chức Hội thảo quốc tế hàng năm là hoạt động nổi bật của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN: đã có 11 Hội thảo trong nhiệm kỳ II (2015-2021)

2.1 Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam phối hợp cùng Công ty quảng cáo và triển lãm Minh Vi tổ chức Hội thảo lần thứ nhất, ngày 25/3/2016 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) số 799 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

Chủ đề: “Ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, chủ động sẵn sàng cho hội nhập ASEAN và TPP”

–  Hội thảo đã thu hút đông đảo quan khách tham gia, 150 người đến từ 50 tổ chức: cơ quan quản lý nhà nước, các nhà Khoa học, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chăn nuôi trong và ngoài nước, các nhà khoa học, các chủ trang trại… và nhiều tổ chức cá nhân khác quan tâm đến chủ đề này. Các chuyên gia trong nước và quốc tế (có 5 nước tham dự) với 11 báo cáo về nhiều chủ đề và rất nhiều ý kiến thảo luận vô cùng chất lượng trong Hội nghị.

–  Hội thảo đã cung cấp một lượng lớn thông tin đến người nghe về tình hình chăn nuôi gia súc lớn ở Việt Nam và trên thế giới, tạo cơ hội tốt về giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa các nhà khoa học, các tổ chức sự nghiệp với các doanh nghiệp, các công ty, trang trại hoạt động trong ngành chăn nuôi gia súc lớn, cũng như đề xuất nhiều giải pháp để phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam trước xu thế hội nhập sâu rộng vào ASEAN và TPP.

2.2 Hiệp hội đã phối hợp cùng  PGS.TS. Sử Thanh Long (Giám đốc trang trại giáo dục Edufarm) tổ chức hội thảo lần 2, tại phía Bắc: Hội thảo Quốc  tế ngày 26/8/2016, tại Trang trại giáo dục Edufarm, Hà Nội.

Chủ đề“Ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam chủ động và sẵn sàng cho hội nhập ASEAN và TPP”

– Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các cơ quan quản lý nhà nước, các  nhà  Khoa học, các doanh nghiệp, hoạt động trong ngành chăn nuôi trong và ngoài nước, các Hiệp Hội, các chủ trang trại…

– Tại đây, các chuyên gia trong nước và quốc tế, (có 6 nước tham dự) với 7 báo cáo đã được các diễn giả trình bày và 150 đại biểu tham dự. Người chăn nuôi đã thảo luận cùng nhau chia sẻ những kiến thức bổ ích về các công nghệ trong chăn nuôi, đi sâu phân tích môi trường thú y, dinh dưỡng, phát triển hệ thống dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ, tác động của hội nhập và các giải pháp hướng tới hội nhập sâu rộng, bền vững của ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam.

2.3 Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn VN phối hợp với Công ty quảng cáo và triển lãm Vietfair  và Hiệp hội sữa VN tổ chức Hội thảo lần 3 ngày 02/6/2017 tại cung văn hoá hữu nghị Việt Xô – Hà Nội.

Chủ đề hội thảo: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa”

         Tại đây, các chuyên gia trong nước và quốc tế, (có 5 nước tham dự) với 7 báo cáo đã được các diễn giả trình bày và 150 đại biểu tham dự đến từ 52 tổ chức. Người chăn nuôi đã thảo luận cùng nhau chia sẻ những kiến thức bổ ích về các công nghệ trong chăn nuôi

2.4 Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn VN phối hợp cùng ĐH Tây Nguyên  và Sở Nông nghiệp & PTNT Đăklătổ chức Hội thảo lần thứ  4  ngày 29/07/2017 tại trường Đại học Tây Nguyên

Chủ đề hội thảo: “Các giải pháp chính nâng cao năng suất, chất lượng giống, khả năng sinh sản, khả năng chống bệnh ở gia súc cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên”

Với 8 báo cáo đã được các diễn giả trình bày và có 100 đại biểu tham dự Hội thảo thay mặt cho 45 tổ chức.

2.5 Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo và Triển lãm Minh Vi tổ chức Hội thảo lần th 5 vào ngày 16/03/2018 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

Chủ đề: “Các giải pháp chính nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt hiệu quả và bền vững”

Với 12 Báo cáo đã được  các diễn giả trong nước và quốc tế  trình bày tại HT cùng các ý kiến thảo luận, có 212 đại biểu về tham dự, từ 52 tổ chức. Hội thảo thực sự đã giúp cho từng đơn vị, từng trang trại, từng địa phương nhìn nhận và đánh giá sát thực trạng chăn nuôi của mình đồng thời, nắm bắt những cơ hội, thách thức và những bài học bổ ích trong chăn nuôi. Trên cơ sở đó xây dựng cho mình các giải pháp phù hợp tối ưu để phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt hiệu quả bền vững trong thời gian tới  

2.6 Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn phối hợp cùng Bộ môn ngoại sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo lần th 6 vào ngày 03/10/2018 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội)

Chủ đề : “Quản lý, phát triển chăn nuôi gia súc lớn hiệu quả và bền vững theo chuỗi”

Với 8 Báo cáo được các diễn giả trong nước và quốc tế trình bày tại HT cùng các ý kiến thảo luận, có 125 đại biểu về tham dự Hội thảo từ 50 tổ chức, đã giúp cho các đơn vị, từng trang trại, địa phương hướng tới sự chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, quản lý theo chuỗi các mặt hàng tư trang trại đến bàn ăn đảm bảo VSATTP và sức khỏe cho người tiêu dùng, tạo liên kết dọc – ngang bền chặt, hiệu quả.

2.7 Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn phối hợp cùng VP đại diện UBM Asia tại TP.HCM (Ban tổ chức Hội chợ và triển lãm Vietstock) tổ chức Hội thảo lần  th 7 vào ngày 19/10/2018 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

Chủ đề: “Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở VN – Các giải pháp chính để chăn nuôi hiệu quả và bền vững”

Với 7 Báo cáo đã được các diễn giả trong nước và quốc tế trình bày tại Hội trường, và 265 đại biểu về tham dự Hội thảo, thay mặt cho 72 tổ chức, 5 nước tham dự, cùng các ý kiến thảo luận đã giúp cho từng đơn vị, từng trang trại, địa phương nghe, tìm ra hướng đi phù hợp cho chăn nuôi bò thịt, bò sữa của mình phát triển hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.

Thông qua tất cả các Hội thảo, Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam đã giúp cho người chăn nuôi những mặt sau đây:

– Đánh giá được thực trạng chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam trong những năm qua.

– Những cơ hội và thách thức trong chăn nuôi gia súc lớn ở Việt Nam

– Đưa ra được các giải pháp chính để phát triển chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam trong thời gian tới.

– Tạo ra những ý tưởng giúp các địa phương, các đơn vị, các trang trại tìm ra hướng đi phù hợp của mình để chăn nuôi loại vật này phát triển.

– Tạo liên kết chuỗi dọc, ngang giúp chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững.

2.8 Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN phối hợp cùng Hiệp hội Sữa Việt Nam và công ty quảng cáo và triển lãm Vietfair tổ chức Hội thảo lần th 8 vào ngày 31/05/2019 tại Nhà Thi đấu thể dục, thể thao Phú Thọ, số 1 Lữ Gia, Phường 15, Q.11, TP.Hồ Chí Minh.

Chủ đề: “Phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô vừa và nhỏ hiệu quả và bền vững”

Với  5 Báo cáo đã được  các diễn giả trong nước và quốc tế  trình bày tại HT cùng các ý kiến thảo luận, có 215 đại biểu, thay mặt 40 tổ chức về tham dự, hội thảo thực sự đã giúp cho từng đơn vị, từng trang trại, từng địa phương nhìn nhận và đánh giá sát thực trạng chăn nuôi của mình đồng thời, nắm bắt những cơ hội, thách thức và những bài học bổ ích trong chăn nuôi. Trên cơ sở đóxây dựng cho mình các giải pháp phù hợp tối ưu để phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt hiệu quả bền vững trong thời gian tới

2.9 Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Bò sữa TH, Công ty TNHH MTV Bò sữa Châu Á – Thái Bình Dương (APDC), Trung tâm Nghiên cứu Bò và đòng cỏ Ba Vì tổ chức Hội thảo lần th 9 vào ngày 20/5/2020 tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì.

Chủ đề: “Phổ biến và chuyển giao công nghệ tinh phôi phân ly giới tính trong sản xuất bò sữa cao sản ở Việt Nam”

Với 06 Báo cáo đã được các diễn giả trong nước và quốc tế  trình bày tại HT cùng các ý kiến thảo luận, có 86 đại biểu thay mặt cho 40 cơ quan, đơn vị đã về tham dự, hội thảo thực sự đã giúp cho từng đơn vị, từng trang trại, từng địa phương nhìn nhận và đánh giá ưu, nhược điểm của áp dụng công nghệ tinh, phôi phân ly giới tính. Trong điều kiện chăn nuôi như thế nào sẽ áp dụng được các công nghệ này và khi áp dụng nó người chăn nuôi phải chú ý như thế nào về thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc,… đối với vật nuôi. Hy vọng công nghệ tinh, phôi phân ly giới tính sẽ được áp dụng nhiều hơn không những trên bò sữa, bò thịt mà còn trên trâu, dê, cừu, ngựa.

2.10 Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN phối hợp cùng Công ty CP Sữa TH Truemilk và Công ty TNHH MTV Bò sữa Châu Á – Thái Bình Dương (APDC), tổ chức Hội thảo lần th 10 vào thứ 4, ngày 17/6/2020 tại Hoa Sen Trệt – Trung tâm Hội nghị 272 – Võ Thị Sáu – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh

Chủ đề: “Phổ biến và chuyển giao công nghệ tinh phôi phân ly giới tính trong sản xuất bò sữa cao sản ở Việt Nam”

Với 05 Báo cáo đã được các diễn giả trong nước và quốc tế  trình bày tại HT cùng các ý kiến thảo luận, có 101 đại biểu thay mặt cho 80 cơ quan, đơn vị (Quản lý NN, Các trường ĐH, Các Viện nghiên cứu, Các chuyên gia trong nước và quốc tế, Các Hội, Hiệp hội, Các DN, Các Trang trại chăn nuôi gia súc lớn, Các Diễn giả báo cáo, Các Cơ quan truyền thông,…) đã về tham dự, hội thảo thực sự đã giúp cho từng đơn vị, từng trang trại, từng địa phương nhìn nhận và đánh giá ưu, nhược điểm của áp dụng công nghệ tinh, phôi phân ly giới tính. Trong điều kiện chăn nuôi như thế nào sẽ áp dụng được các công nghệ này và khi áp dụng nó người chăn nuôi phải chú ý như thế nào về thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc,… đối với vật nuôi. Hy vọng công nghệ tinh, phôi phân ly giới tính sẽ được áp dụng nhiều hơn không những trên bò sữa, bò thịt mà còn trên trâu, dê, cừu, ngựa.

2.11 Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN phối hợp cùng Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng và Công ty APDC tổ chức Hội thảo lần thứ 11 ngày 09/4/2021 tại Lâm Đồng với chủ đề: “Một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa năng suất cao trong nông hộ hiệu quả và bền vững”

Với 05 Báo cáo đã được các diễn giả trình bày tại Hội thảo cùng các ý kiến thảo luận, có 110 đại biểu thay mặt cho 85 cơ quan, đơn vị (Quản lý NN, Các trường ĐH, Các Viện nghiên cứu, Các chuyên gia trong nước và quốc tế, Các Hội, Hiệp hội, Các DN, Các Trang trại chăn nuôi gia súc lớn, Các Diễn giả báo cáo, Các Cơ quan truyền thông,…) đã về tham dự

Kính mong được các Quý Đại biểu tiếp tục quan tâm, hợp tác, đồng hành cùng Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN để góp phần thúc đẩy ngành Chăn nuôi gia súc lớn VN không ngừng phát triển hiệu quả và bền vững

3.Công tác phản biện và tham gia định hướng chính sách

Trong nhiệm kỳ II (2015-2021) Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn VN đã chú trọng công tác theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chăn nuôi nói chung và của các thành viên Hiệp hội nói riêng. Thông qua đó nắm bắt nhu cầu, ý kiến của các DN để phản ánh tới các CQ quản lý NN. Hiệp hội đã theo dõi, bám sát và duy trì quan hệ với các CQ quản lý NN để tìm hiểu các quy trình, thời gian ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành chăn nuôi để kiến nghị, góp ý với các nội dung văn bản quản lý NN:

– Tham gia xây dựng Luật Chăn nuôi, công bố số 11/2018-LCN ngày 03/12/2018 có hiệu lực ừ 01/01/2020

– Xây dựng Chiến lược Chăn nuôi giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn 2045.

– Tham gia đánh giá tổng kết chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 do Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 đã được các tỉnh triển khai từ khâu quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi, vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đến giết mổ chế biến tập trung công nghiệp và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi

– QĐ số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ Tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020 trong đó có các nội dung hỗ trợ con giống, hỗ trợ vật tư phối giống nhân tạo, hỗ trợ đào tạo tập huấn kỹ thuật phối giống cho gia súc và hỗ trợ xử lý môi trường. Theo báo cáo từ các địa phương, năm 2016 có gần 40 tỉnh đã triển khai thực hiện chính sách

– Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

– Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích DN đâu tư vào nông nghiệp, nông thôn

– Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên những chính sách này sau khi ban hành chậm đi vào cuộc sống, khó thực hiện, thủ tục hành chính rườm rà, chưa hấp dẫn được các DN đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nói chung và giống vật nuôi nói riêng

– Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính Phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, giống vật nuôi

– Bên cạnh việc thực hiện chính sách của TW, một số tỉnh đã ban hành các chính sách riêng để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ tại địa phương

– Tham gia góp ý các dự thảo, văn bản của Chính phủ, các Bộ, Ngành, VCCI, và các tỉnh, thành phố

– Tư vấn phản biện xã hội những vấn đề nóng bỏng của xã hội

Hiệp hội tư vấn cho một số tỉnh thành, đơn vị, trang trại về chăn nuôi gia súc lớn. Đặc biệt là tư vấn cho các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Lào Cai,… về chăn nuôi trâu bò, dê, cừu hiệu quả. Riêng với Công ty TH Milk Hiệp hội đã tư vấn trong việc ứng dụng công nghệ cao về công nghệ cấy truyền phôi và TH True milk đã thực hiện đạt thành công cao.

4.Công tác chuyên môn kỹ thuật

– Trong nhiệm kỳ qua, chăn nuôi gia súc lớn phát triển khá tốt, các sản phẩm do chăn nuôi gia súc lớn cung cấp tăng trưởng mạnh và theo hướng ATVS thực phẩm

– Công tác giống, chế biến thức ăn, áp dụng các công nghệ trong chăn nuôi gia súc lớn đều gia tăng như: áp dụng tinh, phôi phân ly giới tính, thức ăn TMR được phổ biến

– Năng suất giống vật nuôi được tăng lên rõ rệt đặc biệt là năng suất của đàn bò sữa.

– Các vi phạm luật pháp về chăn nuôi gia súc lớn đều giảm. Trong những năm gần đây hoạt động về mua bán, giết mổ gia súc lớn gia tăng, vi phạm quyền của vật nuôi. Đây là vấn đề mới, đòi hỏi cần có thời gian để tuyên truyền, thuyết phục.

– Sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc lớn mạnh mẽ như vậy nhưng vai trò của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN chưa thể hiện được nhiều trong việc tạo phong trào, tạo liên kết,…

– Các thành viên của Hiệp hội đã tham gia chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

  1. Công tác thông tin tuyên truyền

Trong nhiệm kỳ II (2015-2021) Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN đã chủ động và tích cức tham gia công tác tuyên truyền pháp luật, thu thập và xử lý thông tin từ các DN thành viên của Hiệp hội. Vì thế sự phối hợp, cộng tác giúp đỡ của Hiệp hội với đơn vị thành viên và kết nối giữa các đơn vị thành viên với nhau trong Hiệp hội khá tốt. Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN – cá nhân các thành viên hoặc lãnh đạo Hiệp hội đã tiếp xúc, viết bài, trả lời phỏng vấn các CQ thông tin đại chúng như: Đài tiếng nói VN, Đài truyền hình, Báo các loại để nói rõ các vấn đề ngành chăn nuôi gia súc lớn gặp phải

Các thành viên của Hiệp hội đã viết được nhiều bài đăng trên các tập san, tạp chí chuyên ngành. Đã soạn thảo được ba cuốn sổ tay về kỹ thuật TTNT, và Kỹ thuật Công nghệ cấy truyền phôi bò phân ly giới tính

  1. Hoạt động của Văn phòng Hiệp hội

– VP Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam phần lớn là làm việc kiêm nhiệm, song rất say sưa, nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo và thiết thực góp phần lớn cho hoạt động của Hiệp hội đạt hiệu quả cao.

– Các cán bộ, chuyên viên của VP Hiệp hội phần lớn dựa vào bộ máy của Vinalica, làm việc giúp Hiệp hội theo cơ chế kiêm nhiệm. Hiệp hội ký Hợp đồng với Vinalica và trả phụ cấp hàng tháng cho Cán bộ, chuyên viên giúp các công việc của Hiệp hội được đảm bảo thông suốt từ:

+ Công tác tổ chức hành chính của HH

+ Công tác KHCN, trang Web, các BC của HH

+ Công tác tài chính của HH

+ Tổ chức các Hội thảo hàng năm của HH

Tất cả các công việc trên của Hiệp hội đều được đảm bảo đúng quy định Nhà nước, đúng mục tiêu, kế hoạch hàng năm của HH, đảm bảo hiệu quả, thiết thực và góp phần nâng cao uy tín vị thế của HH

  1. Hạn chế trong hoạt động của Hiệp Hội nhiệm kỳ II (2015-2021)

– Hầu hết các Ủy viên BCH, BTVđều là kiêm nhiệm, do đó ít có điều kiện đầu tư thời gian cần thiết cho hoạt động của Hiệp hội, còn có vị vắng nhiều cuộc họp BTV, BCH hàng năm

– Các Ủy viên BTV được phân công phụ trách các Ban, các Chi hội, do bận công việc nên chưa nắm bắt được nhiều tình hình hoạt động của các Chi hội và nhiệm vụ hoạt động của các Ban

– Công tác Hội thảo, tuyên truyền phổ biến kiến thức mới tập trung chủ yếu ở Hiệp hội và ở một số Chi hội cơ sở có phong trào phát triển chăn nuôi. Số lượng các Đề tài, Dự án ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất thực hiện còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ cán bộ KHKT hiện có của Hiệp hội

– Hàng năm các Đơn vị thành viên Hiệp hội nộp Hội phí  không đồng đều, chưa đầy đủ, nên tài chính của Hiệp hội gặp nhiều khó khăn.

– Hoạt động của các Ban thuộc Hiệp Hội chưa mạnh , chưa đồng đều.

– Sự liên kết hỗ trợ giữa các thành viên còn yếu. Sự kết nối với các hoạt động của các Hội, Hiệp hội khác còn lỏng lẻo và không liên tục,

* Nguyên nhân:

+ Hiệp hội thiếu kinh phí cho hoạt động, chỉ mới đảm bảo được mức chi tối thiểu hàng năm cho các hoạt động HH

+ Phần lớn thành viên của Hiệp hội hoạt động dưới hình thức kiêm nhiệm, gặp nhiều khó khăn về thời gian.

  1. Đánh giá chung:

Tuy có những hạn chế nêu trên song có thể khắc phục được trong thời gian tới. Ưu điểm thành tích là chính, cơ bản và là cốt lõi. Ưu điểm đó là:

8.1. Hiệp hội đã hoàn thành khá tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch của Hiệp hội. Mọi hoạt động của Hiệp hội đều tuân thủ theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và các văn bản pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực hoạt động của Hiệp Hội.

– Hiệp Hội đã thực hiện nghiêm túc Điều 24 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, chấp hành các quy định của Pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp Hội và điều lệ Hiệp Hội. Hiệp Hôi luôn hoạt động đúng mục đích và nhiệm vụ hoạt động của Hiệp Hội, đảm bảo đúng luật pháp, góp phần thực hiện tốt công tác an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

– Ban Kiểm tra Hiệp Hội hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiểm tra mọi hoạt động Hiệp Hội góp phần cho Hiệp Hội hoạt động hiệu quả và đúng pháp luật

8.2. Công tác tài chính đúng quy định Nhà nước: công khai, minh bạch, dân chủ, tiết kiệm cao, cân đối được thu chi, đảm bảo các hoạt động của HH đúng kế hoạch, đúng mục đích.

8.3. Hoạt động của Hiệp hội toàn diện, mạnh mẽ, hiệu quả. Đặc biệt là tổ chức các Hội thảo hàng năm. Hiệp hội luôn chú ý tổ chức, phát triển về số lượng và đảm bảo chất lượng ở mỗi một thành viên tham gia. Quan hệ đối nội, đối ngoại, Hợp tác quốc tế tốt. Vì vậy vị thế, uy tín của Hiệp hội không ngừng được tăng cường.

8.4. Duy trì được các hoạt động thường xuyên của Hiệp hội.

8.5. Đảm bảo được kinh phí tối thiểu cho hoạt động của Hiệp hội

8.6. Văn phòng Hiệp hội làm việc tuy phần lớn là kiêm nhiệm, song  say xưa – tâm huyết – năng động sáng tạo và Hiệu quả cao. Hoạt động của Hiệp hội vừa thực hiện tốt cả về Nội dung, Phương thức nhưng đóng góp thiết thực cho sự phát triển chăn nuôi  của cộng đồng, từ đó đã tạo dựng được uy tín của Hiệp hội kể cả trong nước và quốc tế.

8.7. Nhiệm kỳ II (2015-2021) Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn VN đã kết nạp được thêm 07 đơn vị thành viên tập thể:

– Năm 2017 đã kết nạp thêm 3 đơn vị thành viên là:

+Công ty CP Tân Bảo Sài Gòn

+Công ty TNHH MTV Vạn Hưng Thịnh

+Trang trại City cattle

– Năm 2018 đã kết nạp thêm đơn vị thành viên:

+VBBC  Capital Group

– Năm 2019, kết nạp thêm đơn vị thành viên:

+Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TMH

– Năm 2020, kết nạp thêm đơn vị thành viên

+ C«ng ty TNHH s¶n xuÊt th­¬ng m¹i n«ng s¶n thùc phÈm TrÝ ViÖt

– Năm 2021, kết nạp thêm đơn vị thành viên

+ Công ty thuốc thú y Toàn Thắng

Có được thành tích trên là nhờ có sự phấn đấu quyết liệt của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, các Chi Hội. Đặc biệt là bộ phận thường trực Hiệp hội.

Xin thay mặt Hiệp hội chân thành cảm ơn và nhiệt liệt hoan ngênh các đơn vị, cá nhân đã có nhiều hoạt động nổi bật, đóng góp thiết thực vào hoạt động chung của toàn Hiệp hội.

 

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ III (2022-2027)

1.Công tác tổ chức, phát triển Hiệp hội:

– Kiện toàn lại tổ chức sau Đại hội, bổ sung sửa chữa lại các Quy chế quản lý, Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ của Hiệp hội

– Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến đến các Hội viên về đường lối, chính sách phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Đảng, Nhà Nước

– Mở rộng quy mô hoặt động, kết nạp thêm các Hội viên đặc biệt là các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các trang trại chăn nuôi gia súc lớn, các Hộ gia đình và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn,…

– Ban thường trực họp định kỳ hàng tuần; BTV họp định kỳ 6 tháng/lần; BCH họp định kỳ mỗi năm/lần. Các báo cáo hàng tháng, quý, năm được gửi tới các thành viên BCH Hiệp hội qua email.

– Thành lập các tổ chuyên gia chuyên sâu, mời các chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm tham gia hoạt động. Hầu hết các chuyên gia đều được cơ cấu vào BCH Hiệp hội

2. Công tác chuyên môn

  • Công tác tư vấn, giám định và phản biện xã hội

– Thuận lợi của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn là quy tụ được nhiều chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn.

– Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN cần thành lập các Ban và các tổ chuyên gia, chuyên sâu theo từng loại vật nuôi. VD: tổ chuyên gia về bò (bò sữa + bò thịt); tổ chuyên gia về trâu; tổ chuyên gia về ngựa; tổ chuyên gia về dê, cừu, thỏ,… Mỗi tổ chuyên gia chuyên sâu cần có từ 3-5 chuyên gia. Các tổ chuyên gia trong và ngoài ngành triển khai thực hiện công tác tư vấn, giám sát, và phản biện xã hội về:

+ Thuộc lĩnh vực chuyên môn

+ Tham gia xây dựng, đóng góp cho đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đóng góp vào các văn bản pháp luật liên quan đến ngành nghề

+ Tham gia đóng góp, phản ánh lên các cơ quan, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp, chính đáng của các Hội thành viên và của Hiệp hội

2.2 Nghiên cứu khoa học, chuyển giao TBKT:

Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN và các chuyên gia của Hiệp hội đăng ký:

– Tham gia đăng ký đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hoặc chuyển giao các TBKT

– Nhận đặt các Đề tài nghiên cứu khoa học do Bộ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT, các Sở KH&CN, các Sở NN&PTNT, các tập đoàn, các công ty, các trang trại,… đặt hàng hàng năm

– Tham gia phối hợp NCKH, chuyển giao tiến bộ KHKT các Đề tài, công nghệ của các Viện, Trường, Trung tâm,…

– Động viên khuyến khích mọi thành viên trong HIệp hội nhiệt tình, sáng tạo phát huy sở trường, năng lực và chuyên ngành của bản thân đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội và của nghành nghề

– Tham gia viết tin, viết bài phản ánh tình hình chăn nuôi gia súc lớn trong nước, trong khu vực và thế giới. Phổ biến các tiến bộ KHKT, các công nghệ chăn nuôi tiên tiến cần áp dụng

2.3. Tham gia đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các chính sách về chuyên môn, về quản lý,…

– Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN và các chuyên gia của Hiệp hội ký hợp đồng nhiệm vụ điều tra cơ bản của các Cục, Vụ , Sở,… đưa ra hoặc do Hiệp hội đề xuất và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

– Tham gia biên soạn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, sổ tay,… Trên cơ sở đó đề xuất các chính sách cho ngành hoặc liên quan đến ngành chăn nuôi gia súc lớn

2.4. Tổ chức các Hội thảo trong nước và quốc tế

– Hàng năm Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN chủ trì, phối hợp cùng một số cơ quan, đơn vị để tổ chức Hội thảo trong nước và quốc tế định kỳ tổ chức 02 Hội thảo/năm

– Tham gia các Hội thảo, Diễn đàn, Hội nghị báo chí,… đóng góp ý kiến khuyến nghị các chính sách liên quan đến ngành chăn nuôi gia súc lớn

2.5. Hợp tác quốc tế

– Liên kết với các Hội, Hiệp hội trong nước, trong khu vực và trên thế giới, nhằm trao đổi, ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến trong chăn nuôi gia súc lớn cho các Hội viên

– Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN đăng ký và tạo điều kiện để các chuyên gia của Hiệp hội tham gia các Dự án trong nước và quốc tế (nếu có)

3. Công tác tài chính

– Công tác tài chính của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chính ở các Hội, Hiệp hội

– Tài chính của HIệp hội dựa vào các nguồn thu:

+ Hội phí hàng năm của Hội viên

+ Từ các hoạt động phản biên, hoạt động chuyên môn, dịch vụ

+ Nguồn tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước

– Hàng năm lập Dự toán thu, chi theo kế hoạch của Hiệp hội

– Luôn luôn suy nghĩ để hoạt động, tìm nguồn thu mới cho Hiệp hội

4.Kiến nghị, đề xuất

– Xây dựng mối quan hệ, hợp tác, liên kết với các Hội, Hiệp hội khác trong lĩnh vực chăn nuôi thú y

– Đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ KHCN&MT cho phép Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN tham gia đấu thầu, đăng ký các Đề tài nghiên cứu KH, các Đề án chuyển giao tiến bộ KHKT,…

– Đề nghị các đơn vị thành viên trong toàn Hiệp hội luôn đoàn kết, gắn bó, liên kết dọc ngang, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trên đây là Báo cáo Kết quả các hoạt động của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn VN nhiệm kỳ II (2015-2021) và Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III (2022-2027). Ban Chấp hành Hiệp hội xin báo cáo và trình Đại hội./.

 

Nơi nhận:                                                                                                  TM BAN CHẤP HÀNH

– Ủy viên BCH (để biết)                                                                                           Chủ tịch

– Vụ TCCB –Bộ NN&PTNT (để báo cáo)

– Cục CN – Bộ NN&PTNT (để báo cáo)

– Vụ TCPCP – Bộ Nội vụ (để báo cáo)                                                                                                           – Đăng Website HHCNGSL

 – Lưu VP                                                                                                   PGS.TS Hoàng Kim Giao

Sáng ngày 18/6/2022, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trâu Quỳ – Gia Lâm- Hà Nội), Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ 2022-2027. Đại hội đã bầu: 45 đại biểu vào Ban chấp hành, 15 đại biểu vào Ban Thường vụ, PGS.TS Hoàng Kim Giao tiếp tục giữ chức Chủ tịch, TS. Lê Văn Thông đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí và 05 Phó Chủ tịch là: TS Tống Xuân Chinh, PGS.TS Sử Thanh Long, bà Tô Tuệ Lang, ông Đặng Thái Nhị, ông Hà Văn An.

Các đại biểu tham dự Đại hội làm lễ chào cờ

Tham dự Đại hội có đại diện: Bộ Nội vụ, Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học Công nghệ; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, Hiệp hội sản xuất và kinh doanh Thuốc Thú y, Hiệp hội Sữa Việt Nam; cùng các doanh nghiệp, nhà khoa học, các đơn vị truyền thông…

Tại Đại hội, các đại biểu đã nhất trí 100% : Báo cáo Tổng kết hoạt động của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ II (2015-2021), phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III (2022-2027), sửa đổi bổ sung Điều lệ Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ III (2022-2027).

PGS. TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn đã kêu gọi toàn thể các đơn vị thành viên trong toàn Hiệp hội, dưới sự lãnh đao của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội, phát huy cao những thành tích đã đạt được trong những năm qua, đoàn kết thống nhất, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ III (2022-2027) và góp phần vào phát triển ngành Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam bền vững.

PGS.TS Hoàng Kim Giao – Chủ tich Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam

Đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam

Toàn cảnh Đại hội

Ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam những năm qua có những bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2021, tổng đàn bò: 6.5 triệu con, tăng trưởng trung bình 3,34%/năm (giai đoạn 2015-2021), trong đó nò sữa 3,77%. Đến 31/12/2021 đàn bò sữa đạt 375 ngàn con, tăng trưởng 13,17% so với cùng kỳ 2020. Sản lượng sữa tươi sản xuất: 1,15 triệu tấn, tăng 10%. Đàn Dê, Cừu phát triển tốt đạt 2,85 triệu con. Đàn Trâu ổn định, đạt trên 2,3 triệu con. Đàn bò lai được phát triển tại nhiều địa phương các tổ hợp lai 2 máu, 3 máu, 4 máu; sử dụng công nghệ cao trong phát triển tạo đàn giống; trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ đã trở thành ý thức của người chăn nuôi; thức ăn TMR đã được sử dụng ở hầu hết các trang trại chăn nuôi quy mô lớn và vừa; chăn nuôi theo kinh tế tuần hoàn đã được nhiều trang trại áp dụng…

Đóng góp vào thành tựu của chăn nuôi gia súc ăn cỏ, phải kể đến vai trò to lớn của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam.Trong báo cáo TS Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội cho biết, trong nhiệm kỳ II, Hiệp hội đã kết nạp thêm 07 thành viên mới và đến nay Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam đã có 87 hội viên (trong đó có 78 hội viên tập thể và 09 hội viên cá nhân). Hiệp hội hiện có trang web chính thức là http://vinaruha.vn/. Ban Chấp hành Hiệp hội gồm 90 thành viên, Ban Thường vụ 19 thành viên, Ban Kiểm tra 03 thành viên.

TS Lê Văn Thông- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam báo cáo Tổng kết nhiệm kì II (2015-2021) và phương hướng hoạt động hiệm kì III (2022-2027); báo cáo kiểm điểm công tác của Ban chấp hành của Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam

TS Lê Văn Thông khẳng định tổ chức hội thảo là hoạt động tiêu biểu, nổi bật nhất của Hiệp hội trong nhiệm kỳ vừa qua. Hiệp hội đã tổ chức 12 hội thảo chuyên đề với các đơn vị như Công ty TNHH MTV dịch vụ quảng cáo và triển lãm Minh Vi, PGS.TS Sử Thanh Long, Công ty Cổ phần Hội chợ quảng cáo và triển lãm Việt Nam (Vietfair) và Hiệp hội sữa Việt Nam, Đại hội Tây Nguyên, Bộ môn ngoại sản Học viện nông nghiệp Việt Nam, Văn phòng đại diện UBM Asia tại TP.Hồ Chí Minh (Ban tổ chức Hội chợ và triển lãm Vietstock), Viện Nghiên cứu Bò sữa – Công ty TH True Milk, Công ty APDC cùng Trung tâm Nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì…Tổng cộng đã có gần 2.000 lượt đại biểu tham dự và gần 160 bài báo cáo tại các cuộc hội thảo.

Các hội thảo đã đánh giá được tình hình thực trạng chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam trong những năm qua. Cơ hội và thách thức trong chăn nuôi gia súc lớn ở Việt Nam. Nêu được các công nghệ, các giải pháp chính để phát triển chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam trong thời gian tới. Các địa phương, các đơn vị, các trang trại tìm ra hướng đi, công nghệ, giải pháp phù hợp cho địa phương, đơn vị, trang trại mình. Tạo liên kết chuỗi dọc ngang giúp chăn nuôi gia súc lớn phát triển hiệu quả, bền vững. Tạo gắn kết giữa Hiệp hội với (Cơ quan Quản lý Nông nghiệp, các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, các Doanh nghiệp, các trang trại, các Hội, Hiệp hội…) góp phần vào sự phát triển ngành gia súc lớn của Việt Nam và nâng cao vị thế của Hiệp hội trong nước và quốc tế.

Cùng với đó, Hiệp hội đã tích cực tham gia các hoạt động tư vấn cho một số tỉnh thành, đơn vị, trang trại về chăn nuôi gia súc lớn. Đặc biệt là tư vấn cho các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Lào Cai,… về chăn nuôi trâu bò, dê, cừu hiệu quả. Riêng với Công ty TH Milk, Hiệp hội đã tư vấn trong việc ứng dụng công nghệ cao về công nghệ cấy truyền phôi và TH True milk đã thực hiện, đạt thành công cao.

Hiệp hội đã tham gia đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020; xây dựng Luật Chăn nuôi; xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn 2045.

Cùng với đó Hiệp hội có nhiều góp ý các dự thảo, văn bản của Chính phủ, các Bộ, Ngành,VCCI, và các tỉnh, thành phố; tư vấn phản biện xã hội những vấn đề nóng bỏng của xã hội; các thành viên của Hiệp hội đã tham gia chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng tăng cường phát triển các Chi hội, Hội viên và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các Tổ chức trực thuộc hiệp hội và các thành viên của hiệp hội…

Cũng theo nhận định của TS Lê Văn Thông đã hoàn thành khá tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch của Hiệp hội; đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp Hội và điều lệ Hiệp Hội; đúng mục đích và nhiệm vụ hoạt động của Hiệp Hội, đảm bảo đúng luật pháp, góp phần thực hiện tốt công tác an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Hiệp hội luôn chú ý tổ chức, phát triển về số lượng và đảm bảo chất lượng các Hội viên. Quan hệ đối nội, đối ngoại, Hợp tác quốc tế tốt. Vì vậy vị thế, uy tín của Hiệp hội không ngừng được tăng cường.

Tuy nhiên, hàng năm các đơn vị thành viên Hiệp hội nộp Hội phí rất ít, không đáng kể, chưa đầy đủ, nên tài chính của Hiệp hội gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của các Ban thuộc Hiệp Hội chưa mạnh, chưa đồng đều.Sự liên kết hỗ trợ giữa các thành viên còn yếu. Sự kết nối với các hoạt động của các Hội, Hiệp hội khác còn lỏng lẻo và không liên tục.

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội

Tin tưởng Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Chuyên viên cao cấp Vụ các tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ

Phát biểu tại Đại hội, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Chuyên viên cao cấp Vụ các tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ đánh giá cao kết quả của Hội trong nhiệm kỳ vừa qua. Dù hai năm qua có nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhưng Hiệp hội đã tổ chức được nhiều hội thảo chuyên ngành, phổ biến kiến thức cho người chăn nuôi; thu hút được nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực làm hội viên và là cầu nối tin cậy giữa doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT và đơn vị liên quan. “Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tạo điều kiện hết sức cho Hiệp hội phát triển. Tôi tin tưởng rằng, nhiệm kỳ mới, Ban lãnh đạo và toàn thể hội viên của Hiệp hội với quyết tâm cao và định hướng họat động đoàn kết, thống nhất sẽ phát triển mạnh và gặt hái được nhiều thành quả hơn nữa”, bà Nguyễn Tuyết Mai nhấn mạnh.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi

Còn đại diện cho Bộ NN&PTNT, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ngành chăn nuôi những năm vừa qua đã đạt tăng trưởng 5-6%, đảm bảo an ninh thực phẩm, dinh dưỡng cho gần 100 triệu dân và khách du lịch. Đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, để người tiêu dùng Việt Nam có thể tiếp cận thực phẩm protein thịt, trứng, sữa nội địa; trong đó có vai trò của các Hội, Hiệp hội trong ngành chăn nuôi nói chung và Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn nói riêng. Hoạt động của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam gắn chặt với gia súc ăn cỏ, tạo việc làm cho hàng triệu hộ nông dân, tận dụng hệ thức ăn xanh và hệ phụ phẩm lớn, giúp tiết kiệm ngũ cốc.

“Chúng tôi chúc mừng và đánh giá cao cố gắng của Hiệp hội trong bối cảnh khó khăn, đã hoàn thành nghị quyết của nhiệm kỳ II. Ban thường trực, Ban Thường vụ đã linh hoạt trong việc điều hành các hoạt động, duy trì, bảo vệ lợi ích của hội viên; tích cực xây dựng chính sách, tổ chức hội thảo, kỹ thuật vào sản xuất. tiềm năng phát triển gia súc ăn cỏ còn lớn. Tính ra protein gia súc ăn cỏ Việt Nam mới chiếm 7,79%, so với thế giới còn rất thấp, 28,7%…Hi vọng nhiệm kỳ mới, với sự chỉ đạo của Hiệp hội và Ban chấp hành mới, sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ với Hội viên, tạo ra bước phát triển mới của ngành gia súc ăn cỏ trong thời kỳ có nhiều thay đổi, đặc biệt là về công nghệ”, TS Tống Xuân Chinh khẳng định.

TS Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam

Còn TS Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm vui mừng khi được có mặt tại Đại hội. TS Nguyễn Thanh Sơn khẳng định, ngành hàng chiếm vị trí thứ 3 trong ngành chăn nuôi, đó là gia súc ăn cỏ và đặc biệt ngành sữa phát triển mạnh mẽ. Có được thành tích đó là chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò của các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi và không thể thể không kể đến vai trò của hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao kết quả nổi bật của nhiệm kỳ 5 năm vừa qua. Đó là Hiệp hội đã tập hợp, đoàn kết các hội viên, các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, góp sức xây dựng ngành hàng; phổ biến khoa học kỹ thuật thông qua các hội thảo, tập huấn; làm tốt công tác phản biện, cùng với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm thường xuyên phản ánh tâm tư nguyện vọng của người chăn nuôi, đề xuất cơ chế chính sách làm sao để tất cả các ngành hàng cùng nhau phát triển.

“Thời gian tới, tôi mong muốn Hiệp hội gia súc lớn và các Hiệp hội khác cùng nhau đoàn kết, đóng góp nhiều ý kiến một cách sát thực, công tâm và chính xác nhất để Bộ Nông nghiệp và các cơ quan chức năng khác điều chỉnh và có nhiều chính sách mới, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững và hiệu quả”, TS Nguyễn Thanh Sơn cho biết thêm.

Một số hình ảnh khác tại Đại hội:

Ông Phạm Bảo Dương – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Đại hội

TS Phùng Thế Hải – Trưởng Ban kiểm tra Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu và hoạt động của Ban kiểm tra Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhiệm kì II (2015 – 2021)

Các đại biểu tham dự Đại hội chụp ảnh lưu niệm

Hà Ngân

Box:

Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III (2022-2027) của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam

Trong nhiệm kỳ tới, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam tiếp tục kiện toàn lại tổ chức sau Đại hội, tuyên truyền, phổ biến đến các Hội viên về đường lối, chính sách phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Đảng, Nhà Nước; mở rộng quy mô hoạt động, kết nạp thêm các Hội viên đặc biệt là các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các trang trại chăn nuôi gia súc lớn, các Hộ gia đình và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn,…Ban thường trực họp định kỳ hàng tuần; BTV họp định kỳ 6 tháng/lần; BCH họp định kỳ mỗi năm/lần. Các báo cáo hàng tháng, quý, năm được gửi tới các thành viên Ban châp Hành Hiệp hội qua email.

Hiệp hội sẽ thành lập các tổ chuyên gia chuyên sâu, mời các chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm tham gia hoạt động; tham gia xây dựng, đóng góp cho đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đóng góp vào các văn bản pháp luật liên quan đến ngành nghề; đóng góp, phản ánh lên các cơ quan, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp, chính đáng của các Hội thành viên và của Hiệp hội

Về công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao TBKT: Hiệp hội và các chuyên gia của Hiệp hội đăng ký tham gia đăng ký đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hoặc chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật; nhận đặt hàng các Đề tài nghiên cứu khoa học do Bộ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT, các Sở KH&CN, các Sở NN&PTNT, các tập đoàn, các công ty, các trang trại,… đặt hàng hàng năm; tham gia phối hợp nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ KHKT các Đề tài, công nghệ của các Viện, Trường, Trung tâm,…Tham gia đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các chính sách về chuyên môn, về quản lý,…; tổ chức các Hội thảo trong nước và quốc tế; Liên kết với các Hội, Hiệp hội trong nước, trong khu vực và trên thế giới…

Về công tác tài chính, Hiệp hội tiếp tục hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chính ở các Hội, Hiệp hội…

A. Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Đại hội nhiệm kỳ II (2015-2020) Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam được tiến hành ngày 21/12/2015 đã thành công tốt đẹp. Các hoạt động của Hiệp hội đã và đang dần đi vào nề nếp, khoa học và đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.

Kết quả 6 tháng đầu năm 2016, Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt nam đã triển khai thực hiện được các nội dung sau:

  1. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả Đại hội nhiệm kỳ II (2015-2020) của Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam.
  2. Hoàn thiện về tổ chức nhân sự sau Đại hội, xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác để tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ II (2015-2020)
  3. Gửi Nghị quyết Đại hội Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam nhiệm kỳ II (2015-2020) quyết định bổ sung sửa đổi điều lệ, quyết định quy chế hoạt động. quyết định quy chế chi tiêu nội bộ của Hiệp hội, danh sách Ban thường vụ, Ban chấp hành các chi hội trực thuộc Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam tới từng thành viên (có đầy đủ họ tên, điện thoại, email, địa chỉ liên lạc)
  4. Xây dựng trang Web của Hiệp hội và đã kịp thời đưa các thông tin lên trang web của Hiệp hội khá tốt.
  5. Liên hệ với một số tổ chức, Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc ở Hoa Kỳ để hợp tác về nghiên cứu. phát triển chăn nuôi gia súc lớn và hoạt động thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ.
  6. Tổ chức Hội thảo “Ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, chủ động sẵn sàng cho hội nhập ASEAN và TPP” và họp BTV ngày 25/3/2016 tại TP.Hồ Chí Minh.
  7. Tư vấn cho một số đơn vị, cá nhân về chăn nuôi gia súc lớn. Đặc biệt là tư vấn cho các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Thanh Hóa, Nghệ An… và công ty TH Milk về công nghệ cấy truyền phôi và đạt thành công cao.

B.Kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 2016

  1. Đưa trang Web của Hiệp hội vào hoạt động tốt hơn nữa.
  2. Tiếp tục liên hệ với một số tổ chức, Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc quốc tế để hợp tác về nghiên cứu, phát triển chăn nuôi gia súc lớn và hoạt động thương mại.
  3. Tiếp tục hoạt động tư vấn cho các đơn vị, cá nhân về chăn nuôi gia súc lớn trong cả nước.
  4. Tổ chức Hội thảo “Ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, chủ động sẵn sàng cho hội nhập ASEAN và TPP và họp Ban thường vụ Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam vào ngày 26/8/2016 tại trang trại Edufarm (Chương Mỹ – Hà Nội)
  5. Làm việc với Hiệp hội Bò, Dê của Mỹ, tổ chức hội thảo dự kiến chủ đề: “Các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng giống, sinh sản và sức chống bệnh của đàn gia súc lớn Việt Nam (trâu, bò sữa, bò thịt, dê)” dự kiến vào ngày 03/11/2016 ở Hồ Chí Minh, ngày 05/11/2016 hoặc 06/11/2016 ở Hà Nội và đi thăm quan một số đơn vị chăn nuôi gia súc lớn ở Việt Nam.
  6. Về tài chính: đã mở tài khoản, sổ sách, chứng từ… theo dõi kịp thời, chính xác, chuẩn mực phấn đấu cân bằng thu chi. Đặc biệt phần thu từ tổ chức hội thảo, từ thu hội phí để có quỹ cho Hiệp hội hoạt động nhằm hoàn thành tốt nghị quyết đại hội nhiệm kỳ II (2015-2020), trước mắt là năm 2016.

Xin trân trọng cảm ơn!

HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

Số:  02 /QĐ-HHGSL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

                                                Hà Nội, ngày  01 tháng  02 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

V/v: Ban hành Quy chế hoạt động của
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2020

CHỦ TỊCH HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

 

Căn cứ Quyết định số 80/2004/QĐ-BNV ngày 11/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ V/v: Cho phép thành lập Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam;

Căn cứ Điều lệ Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2020,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay ban hành Quy chế hoạt động của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2020 (có Quy chế hoạt động kèm theo)

 

Điều 2. Các ông (bà) thành viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2020 và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:

– Như điều 2

– Lưu VT

CHỦ TỊCH

(đã ký)

 

Hoàng Kim Giao

 

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA

HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

NHIỆM KỲ 2015-2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-HHGSL ngày 01 tháng 02 năm 2016

Của Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam)

  1. Chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội:

Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, các trang trại, các nhà quản lý và các công dân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn như nghiên cứu, chăn nuôi, bảo vệ quyền vật nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ trâu, bò, dê, cừu, ngựa.

  1. Tuyên truyền, giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, ngựa nói riêng.
  2. Đại diện cho quyền lợi hợp pháp của Hiệp hội và hội viên, kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương, chính sách để phát triển bền vững ngành chăn nuôi gia súc lớn theo quy định của pháp luật.
  3. Tham gia các hoạt động giám định, tư vấn, phản biện các dự án phát triển kinh tế, các đề tài nghiên cứu và thử nghiệm, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ mới; tổ chức hướng dẫn phát triển chăn nuôi gia súc lớn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên và người chăn nuôi.
  4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong, ngoài Hiệp hội về tổ chức, quản lý trang trại để phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả cho Hội viên nhằm tổ chức lại kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

  1. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi những kiến thức, những công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn.
  2. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các cá nhân và tổ chức quốc tế trong nước, trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới theo quy định của pháp luật

  1. Tổ chức các Trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn… trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
  2. Xuất bản tờ thông tin, tập san tiến tới xuất bản Tạp chí chăn nuôi gia súc lớn và các tài liệu phổ biến kỹ thuật, quản lý kinh tế trong lĩnh vực gia súc lớn theo quy định của pháp luật.
  3. Quan hệ với các hội khoa học và kỹ thuật, Hiệp hội khác trong và ngoài nước, các Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn ở các nước và Hiệp hội chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, ngựa của thế giới nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt để nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
  4. Được thành lập các đơn vị dịch vụ, tư vấn, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền vật nuôi, trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
  5. Được nhận các nguồn tài trợ hợp tác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

 

  1. Ban chấp hành Hiệp hội
  2. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ qua lãnh đạo của Hiệp hội giữa 2 kỳ đại hội. Số lượng ủy viên BCH Hiệp hội là do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay.

Ủy viên BCH Hiệp hội có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội, hoặc theo đề nghị của hơn 1/2 số hội viên,

Ủy viên BCH là đại diện của tổ chức do đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác sẽ được thay thế bằng một người khác trong tổ chức đó vẫn là ủy viên BCH Hiệp hội.

Nhiệm kỳ của BCH Hiệp hội là 5 năm và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch hoặc ít nhất 2/3 tổng số ủy viên BCH, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.

  1. BCH Hiệp hội họp thường kỳ một lần một năm vào những ngày không có Đại hội.
  2. Nhiệm vụ, quyền hạn của BCH Hiệp hội:

– Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội.

– Bầu Ban thường vụ.

– Bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký.

– Xây dựng chương trình hoạt động của BCH hàng năm và cả nhiệm kỳ, tổ chức thực hiện các nội dung công việc đã được BCH thông qua.

– Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm.

– Chuẩn bị văn kiện Đại hội, triệu tập Đại hội nhiệm kỳ và bất thường khi cần thiết.

– Tuyên truyền phát triển, kết nạp, đồng thời khai trừ hội viên vi phạm pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

III. Ban thường vụ

  1. Ban thường vụ là cơ quan thường trực của BCH Trung ương Hiệp hội. Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký và các ủy viên thường vụ.

Tổng số thành viên Ban thường vụ không quá 1/3 tổng số ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội.

Ban thường vụ 03 (ba) tháng họp 01 (một) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban thường vụ.

Cuộc họp của Ban Thường vụ do Chủ tịch Hiệp hội chủ trì. Trường hợp Chủ tịch Hiệp hội vắng mặt thì Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội thay mặt Chủ tịch chủ trì cuộc họp.

Giấy mời họp Ban Thường vụ được gửi (qua bưu điện hoặc email) tới từng thành viên trước ngày họp ít nhất 7 ngày làm việc. Trong trường hợp không đến dự họp được thì thành viên vắng mặt phải có báo cáo bằng văn bản hoặc thông qua Email gửi Văn phòng Hiệp hội và Chủ tịch Hiệp hội (có thể điện thoại trực tiếp).

  1. Nội dung của các cuộc họp định kỳ:

– Đánh giá kết quả hoạt động của tháng trước, quý trước, năm trước và xây dựng bàn bạc thống nhất kế hoạch hoạt động của tháng tới, quý tới, năm tới;

– Nghe các Trưởng ban báo cáo về kết quả hoạt động của từng lĩnh vực hoạt động được phân công và đề xuất chương trình công tác;

– Thảo luận và ra nghị quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ;

– Thảo luận về chuyên đề (nếu có) theo đề nghị của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội.

Các báo cáo trình bày trong cuộc họp được gửi tới thành viên trong Thường vụ góp ý trước khi họp ít nhất 3-5 ngày.

Các kết luận quan trọng hoặc Nghị quyết của cuộc họp Ban Thường vụ sẽ được gửi tới từng thành viên chậm nhất 10 ngày sau cuộc họp. Tất cả thành viên Ban Thường vụ, các cá nhân, đơn vị có liên quan đều có trách nhiệm thực hiện theo đúng Kết luận hoặc Nghị quyết đó. Trong quá trình thực hiện nếu thấy nội dung nào cần bổ sung, chỉnh sửa thì báo cáo bằng văn bản gửi tới Văn phòng Hiệp hội, Chủ tịch Hiệp hội và Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội.

  1. Nhiệm vụ của Ban thường vụ:

– Thay mặt BCH Hiệp hội chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hiệp hội giữa 2 kỳ họp và báo cáo công tác trong các kỳ họp của BCH Hiệp hội.

– Quyết định thành lập các Ban chuyên môn giúp Ban chấp hành, Ban thường vụ triển khai chương trình công tác theo nghị quyết của Đại hội.

– Quy định tổ chức, quy chế hoạt động các ban chuyên môn, Văn phòng Hiệp hội, các văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác khi được phép của cơ quan có thẩm quyền. Quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.

– Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác của các Ban, các ủy viên BCH TW Hiệp hội, các chi hội và các đơn vị thành viên.

– Chuẩn bị báo cáo cho các cuộc họp BCH TW Hiệp hội.

– Dự kiến các vấn đề về tổ chức, nhân sự và tài chính của Hiệp hội trình Đại hội quyết định

Từng thành viên Ban Thường vụ được Chủ tịch Hiệp hội phân công chịu trách nhiệm về từng nhiệm vụ hoặc lĩnh vực công tác cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước tập thể Ban Thường vụ, trước thường trực và Chủ tịch Hiệp hội về hiệu quả hoạt động của mình.

 

  1. Ban Thường trực:
  2. Căn cứ Điều lệ Hiệp hội và theo đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội, để thuận tiện cho việc điều hành các hoạt động của Hiệp hội hàng ngày, Ban Thường vụ nhất trí thành lập Ban Thường trực.
  3. Ban Thường trực gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký và một Ủy viên có điều kiện hoạt động thường xuyên ở Văn phòng Hiệp hội.

Ban thường trực 01 (một) tháng họp 01 (một) lần. Có thể họp bất thường khi có công việc phát sinh.

  1. Thành viên Ban Thường trực hoạt động và chịu trách nhiệm theo sự phân công của Chủ tịch Hiệp hội và Phó chủ tịch thường trực kiêm tổng thư ký Hiệp hội.
  2. Hàng năm kế toán trưởng lập dự toán thu – chi qua các ban tài chính, Ban kiểm tra, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký và trình Chủ tịch Hiệp hội phê duyệt làm căn cứ để thực hiện trong năm đó.

 

  1. Văn phòng Hiệp hội

Là bộ phận có chức năng hành chính của Hiệp hội

  1. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác văn thư, hành chính của Hiệp hội.
  2. Nhiệm vụ:

– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của văn thư trong cơ quan: văn bản đi, văn bản đến, quản lý và sử dụng con dấu theo quy định;

– Lưu trữ và bảo quản tài liệu văn thư.

– Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại phục vụ các hoạt động của Hiệp hội;

– Lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa nhỏ, mua sắm tài sản và trang thiết bị phục vụ các hoạt động thường xuyên của Hệp hội;

– Phục vụ các cuộc hội nghị, hội thảo và các cuộc họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

– Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, đón tiếp, phục vụ khách đến làm việc với Hiệp hội;

– Thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại Hiệp hội.

Văn phòng Hiệp hội làm việc hàng ngày dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký của Hiệp hội.

 

  1. Ban Khoa học Công nghệ
  2. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác quản lý nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
  3. Nhiệm vụ:
  4. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động 5 năm và hàng năm về công tác khoa học, công nghệ của Hiệp hội;
  5. Xây dựng các văn bản liên quan đến công tác khoa học, công nghệ của Hiệp hội;
  6. Tổng hợp và xây dựng các báo cáo về tình hình hoạt động khoa học, công nghệ, các hoạt động có liên quan của Hiệp hội, các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc, các hội thành viên;
  7. Là đầu mối quản lý, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch khoa học, công nghệ của Hiệp hội;
  8. Theo dõi, quản lý hoạt động Khoa học, Công nghệ của các tổ chức KH và CN trực thuộc Hiệp hội;
  9. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động khoa học, công nghệ của các Hội thành viên, các tổ chức KH và CN trực thuộc Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  10. Xây dựng các chương trình hợp tác về khoa học và công nghệ với các cơ quan liên quan. Hướng dẫn hoạt động khoa học, công nghệ trong hệ thống Hiệp hội;
  11. Theo dõi, xử lý và lưu trữ các văn bản về khoa học, công nghệ của Hiệp hội;
  12. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

 

VII. Ban Tư vấn phản biện

  1. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội.
  2. Nhiệm vụ:
  3. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động 5 năm và hàng năm về công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội;
  4. Xây dựng các văn bản liên quan đến công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội;
  5. Tổng hợp và xây dựng các báo cáo về tình hình hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các hoạt động có liên quan của Hiệp hội, các hội thành viên;
  6. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện, giám định xã hội của Hiệp hội;
  7. Là đầu mối quản lý, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch khoa học, công nghệ, tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội;
  8. Theo dõi, quản lý hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các tổ chức KH và CN trực thuộc Hiệp hội;
  9. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các Hội thành viên, các tổ chức KH và CN trực thuộc Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  10. Theo dõi, xử lý và lưu trữ các văn bản về tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội;
  11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

 

VIII. Ban Kiểm tra

  1. Ban kiểm tra của Hiệp hội do Đại hội bầu ra. Số lượng ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định.

Trưởng ban Kiểm tra do Ban Kiểm tra bầu trong số các ủy viên.

  1. Nhiệm vụ và quyền hạn:

– Kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội, Điều lệ, quy chế và chương trình công tác hàng năm của Hiệp hội

– Kiểm tra hội viên cá nhân, hội viên tập thể trong các hoạt động để biểu dương, khen thưởng, đồng thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, các hiện tượng tiêu cực để Hiệp hội kịp thời chấn chỉnh.

– Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính và các hoạt động khác của Hội và các tổ chức trực thuộc Hội;

– Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

 

  1. Ban Hợp tác quốc tế
  2. Chức năng: tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế của Hiệp hội.
  3. Nhiệm vụ:
  4. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động 5 năm và hàng năm về công tác hợp tác quốc tế của Hiệp hội;
  5. Tổng hợp và xây dựng các báo cáo về tình hình hoạt động hợp tác quốc tế của Hiệp hội, các hội thành viên;
  6. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế của Hiệp hội;
  7. Là đầu mối quản lý, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch hợp tác quốc tế của Hiệp hội;
  8. Theo dõi, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của các Chi Hiệp hội trực thuộc Hiệp hội;
  9. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động hợp tác quốc tế của các Chi Hiệp hội trực thuộc Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  10. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

 

  1. Ban Sản xuất thị trường
  2. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác sản xuất, thị trường của Hiệp hội.
  3. Nhiệm vụ:
  4. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động 5 năm và hàng năm về hoạt động sản xuất, thị trường của Hiệp hội;
  5. Tổng hợp và xây dựng các báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất, thị trường của Hiệp hội, các hội thành viên;
  6. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, thị trường của Hiệp hội;
  7. Là đầu mối quản lý, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch hoạt động sản xuất, thị trường của Hiệp hội;
  8. Theo dõi, quản lý hoạt động sản xuất, thị trường của các Chi Hiệp hội trực thuộc Hiệp hội;
  9. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, thị trường của các Chi Hiệp hội trực thuộc Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  10. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

 

  1. Ban Tài chính
  2. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác tài chính, kế toán của Hiệp hội.
  3. Nhiệm vụ:
  4. Xây dựng quy chế chi tiêu hàng năm của Hiệp hội;
  5. Theo dõi, quản lý hoạt động thu, chi của văn phòng Hiệp hội;
  6. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động thu, chi của Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  7. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

XII. Ban Tổ chức Thi đua

  1. Chức năng: tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác tổ chức, thi đua của Hiệp hội.
  2. Nhiệm vụ:
  3. Xây dựng quy chế làm việc của Hiệp hội;
  4. Xây dựng, dự thảo các văn bản liên quan đến công tác tổ chức của Hiệp hội;
  5. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động tổ chức, thi đua của Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

Yêu cầu các Ban của Hiệp hội lập báo cáo trình Ban thường vụ Hiệp hội:

– Định kỳ 6 tháng 01 lần báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng qua và kế hoạch hoạt động 6 tháng kế tiếp;

– Báo cáo tổng kết hoạt động trong năm và kế hoạch hoạt động năm kế tiếp.

 

XIII. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban lãnh đạo Hiệp hội

  1. PGS. TS. Hoàng Kim Giao (chuyên trách)

– Chủ tịch, phụ trách chung, chủ tài khoản;

– Phụ trách các công tác: Tổ chức; Đối ngoại; Hợp tác quốc tế và Tư vấn, phản biện; Báo chí, thông tin.

– Tham gia cùng Phó chủ tịch thường trực Lê Văn Thông: Hoạt động phổ biến kiến thức; Nghiên cứu, Đào tạo, Tư vấn và chuyển giao công nghệ; Công tác phát triển Hiệp hội và công tác hội viên, quan hệ với các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp…

 

  1. TS. Lê Văn Thông (chuyên trách)

– Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội

– Phụ trách văn phòng Hiệp hội

– Phụ trách công tác: Tài chính; Hoạt động phổ biến kiến thức; Nghiên cứu, Đào tạo, Tư vấn và chuyển giao công nghệ; Công tác phát triển Hiệp hội và công tác hội viên, quan hệ với các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp…

 

  1. TS. Tống Xuân Chinh (kiêm nhiệm)

– Phó chủ tịch Hiệp hội

– Phụ trách hoạt động sản xuất và thị trường

– Phụ trách việc kết nối giữa các hoạt động quản lý nhà nước với các hoạt động của các Hiệp hội, Hội và Doanh nghiệp

 

  1. TS. Lê Bá Quế (kiêm nhiệm)

– Phó chủ tịch Hiệp hội

– Phụ trách hoạt động tổ chức, thi đua – khen thưởng

– Nghiên cứu, Đào tạo, Tư vấn và chuyển giao công nghệ

 

  1. Ông Trần Công Chiến (kiêm nhiệm)

– Phó chủ tịch Hiệp hội

– Tham gia hoạt động tài chính; Chuyển giao KHKT, phát triển công nghệ; Quan hệ với các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp…

 

  1. PGS. TS. Trần Quang Hân (kiêm nhiệm)

– Phó chủ tịch Hiệp hội phụ trách miền Trung và Tây Nguyên

– Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; phát triển Hiệp hội, quan hệ với các Hội, Hiêp hội, Doanh nghiệp…

 

  1. Ông Lưu Hùng Sơn (kiêm nhiệm)

– Phó chủ tịch phụ trách phía Nam

– Tham gia hoạt động phổ biến kiến thức; Chuyển giao KHKT, phát triển công nghệ; Phát triển Hiệp hội; Quan hệ với các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp…

 

Ngoài ra, chủ tịch, các phó chủ tịch đều có trách nhiệm quan tâm tới hoạt động của các hội viên, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của hội viên, nâng cao uy tín của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, công tác thông tin tuyên truyền.

Ban lãnh đạo Hiệp hội hoạt động theo chế độ đồng thuận, thường xuyên phối kết hợp trong công tác Hiệp hội, tự chịu trách nhiệm về phần công việc được phân công và công việc được ủy quyền./.

 

 

Chủ tịch

(đã ký)

Hoàng Kim Giao

ĐIỀU LỆ

HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

CHƯƠNG I

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG

 

      Điều 1. Tên gọi

Tên tiếng Việt: Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam

Tên tiếng Anh: Vietnam Association of Ruminant Husbandry

Tên viết tắt: VINARUHA

 

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

  1. Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, các trang trại, các nhà quản lý và các công dân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn như nghiên cứu, chăn nuôi, bảo vệ quyền vật nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ trâu, bò, dê, cừu, ngựa.
  2. Mục đích của Hiệp hội là phát triển, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế – kỹ thuật trong kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam.

 

Điều 3. Phạm vi hoạt động

Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, tuân thủ theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hiệp hội chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong các lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.

 

Điều 4. Địa vị pháp lý

  1. Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
  2. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà Nội.

Khi cần Hiệp hội có Văn phòng đại diện được đặt tại các địa phương khác theo quy định của pháp luật.

 

 

CHƯƠNG II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI

          Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội

  1. Tuyên truyền, giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, ngựa nói riêng.
  2. Đại diện cho quyền lợi hợp pháp của Hiệp hội và hội viên, kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương, chính sách để phát triển bền vững ngành chăn nuôi gia súc lớn theo quy định của pháp luật.
  3. Tham gia các hoạt động giám định, tư vấn, phản biện các dự án phát triển kinh tế, các đề tài nghiên cứu và thử nghiệm, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ mới; tổ chức hướng dẫn phát triển chăn nuôi gia súc lớn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên và người chăn nuôi.
  4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong, ngoài Hiệp hội về tổ chức, quản lý trang trại để phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả cho Hội viên nhằm tổ chức lại kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

  1. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi những kiến thức, những công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn.
  2. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các cá nhân và tổ chức quốc tế trong nước, trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới theo quy định của pháp luật

  1. Tổ chức các Trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn… trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
  2. Xuất bản tờ thông tin, tập san tiến tới xuất bản Tạp chí chăn nuôi gia súc lớn và các tài liệu phổ biến kỹ thuật, quản lý kinh tế trong lĩnh vực gia súc lớn theo quy định của pháp luật.
  3. Quan hệ với các hội khoa học và kỹ thuật, Hiệp hội khác trong và ngoài nước, các Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn ở các nước và Hiệp hội chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, ngựa của thế giới nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt để nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
  4. Được thành lập các đơn vị dịch vụ, tư vấn, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
  5. Được nhận các nguồn tài trợ hợp tác th của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

 

 

 

CHƯƠNG III

HỘI VIÊN

          Điều 6. Tiêu chuẩn hội viên

  1. Hội viên chính thứcLà các tổ chức, cá nhân của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, chăn nuôi, bảo vệ quyền vật nuôi, giết mổ, chế biến, dịch vụ…trâu, bò, dê, cừu, ngựa và các sản phẩm của chúng tán thành Điều lệ của Hiệp hội; tự nguyện viết đơn xin gia nhập Hiệp hội, đóng tiền gia nhập Hiệp hội, hội phí và được Ban chấp hành Hiệp hội công nhận đều có thể trở thành hội viên chính thức.

Đối với các hội viên là pháp nhân (doanh nghiệp hoặc tổ chức), người được cử tham gia Hiệp hội phải là người đại diện có thẩm quyền của pháp nhân đó. Trong trường hợp người được cử tham gia Hiệp hội nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, thì hội viên là đơn vị có tư cách pháp nhân sẽ cử người thay thế.

Trường hợp ủy nhiệm, người được ủy nhiệm làm đại diện phải đủ thẩm quyền quyết định và người ủy nhiệm phải chịu trách nhiệm về sự ủy nhiệm đó. Khi thay đổi người đại diện, hội viên phải thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành Hiệp hội.

 

  1. Hội viên liên kết

Là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến chăn nuôi, chế biến, dịch vụ…trâu, bò, dê, cừu, ngựa và các sản phẩm của chúng; các tổ chức sản xuất, kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài tán thành Điều lệ của Hiệp hội, có đơn xin gia nhập Hiệp hội, đóng tiền nhập Hiệp hội và hội phí đều có thể trở thành hội viên liên kết của Hiệp hội.

 

  1. Hội viên danh dự

Là những tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đóng góp đối với sự nghiệp phát triển ngành chăn nuôi nói chung và Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn nói riêng, được BCH Hiệp hội mời tham gia Hiệp hội.

Hội viên danh dự không được tham gia ứng cử, đề cử vào Ban lãnh đạo Hiệp hội và không được biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.

 

Điều 7. Thủ tục gia nhập hội viên

  1. Các tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1, Điều 6 tự nguyện đăng ký tham gia Hiệp hội và tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội đều mặc nhiên được công nhận là hội viên của Hiệp hội.
  2. Từ sau Đại hội thành lập Hiệp hội, các tổ chức, cá nhân nào muốn gia nhập Hiệp hội phải nộp đơn xin gia nhập. Hồ sơ gồm:

– Đơn xin gia nhập Hiệp hội

– Bản sao công chứng: Quyết định thành lập, Giấy phép kinh doanh, các giấy tờ liên quan khác…(đối với các tổ chức)

  1. Ban chấp hành thông báo danh sách hội viên mới cho tất cả Hội viên trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hội viên mới được kết nạp.

Điều 8. Thủ tục xin thôi tham gia Hiệp hội

  1. Hội viên tự nguyện xin rút không tham gia Hiệp hội cần gửi đơn xin thôi tham gia Hiệp hội cho BCH Hiệp hội
  2. Hội viên là cá nhân sẽ bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội nếu vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội, làm ảnh hưởng đến thể diện, uy tín, và tài chính của Hiệp hội; Hội viên là tập thể sẽ bị khai trừ khỏi Hiệp hội khi bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, bị giải thể, hay bị tuyên bố phá sản.

Ban chấp hành Hiệp hội sẽ thông báo danh sách hội viên xin rút khỏi Hiệp hội, hội viên bị khai trừ hoặc hội viên bị xóa tên bằng văn bản cho tất cả các hội viên khác biết.

Quyền và nghĩa vụ của Hội viên chấm dứt sau khi BCH Hiệp hội ra thông báo.

 

Điều 9. Quyền lợi của hội viên

  1. Được tham gia Đại hội, được bầu đại biểu tham dự Đại hội của Hiệp hội.
  2. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình mọi công việc của Hiêp hội; được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với các cơ quan Nhà nước thông qua Hiệp hội.
  3. Được ứng cử, đề cử và bầu vào Ban chấp hành Hiệp hội và các chức vụ khác của Hiệp hội.
  4. Được Hiệp hội phổ biến kinh nghiệm, bồi dưỡng nghề nghiệp, nâng cao trình độ bằng các hình thức như: Cung cấp thông tin, tài liệu, dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, tham quan, khảo sát ở trong nước và ngoài nước.
  5. Được Hiệp hội giúp đỡ, giới thiệu các cơ sở trong và ngoài ngành để hợp đồng dịch vụ, làm chuyên gia kỹ thuật…
  6. Được quyền xin thôi tham gia Hiệp hội
  7. Hội viên liên kết và Hội viên danh dự được hưởng các quyền như hội viên chính thức, trừ quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết
  8. Tất cả các hội viên khi bị tước quyền công dân đương nhiên bị xóa tên trong danh sách hội viên.

 

Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên

  1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định trong điều lệ này; thực hiện nghị quyết của Đại hội hoặc hội nghị toàn thể BCH; tuyên truyền phát triển hội viên mới.
  2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng tổ chức Hiệp hội, hội ngày càng vững mạnh.
  3. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết, trung thực phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội
  4. Đóng lệ phí gia nhập và hội phí đầy đủ theo quy định
  5. Bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được Chủ tịch Hiệp hội phân công.

 

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC HỘI

          Điều 11. Tổ chức của Hiệp hội gồm:

– Ở Trung ương: Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn

– Ở cơ sở: Các Chi hội trực thuộc Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam do Hiệp hội quyết định.

– Một số Ban chuyên môn, đơn vị dịch vụ, tư vấn, đào tạo trực thuộc Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam do Ban thường vụ Hiệp hội quyết định và được thành lập theo đúng quy định của pháp luật.

 

Điều 12. Đại hội Đại biểu toàn quốc

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội. Đại hội được tổ chức 5 năm một lần.
  2. Nhiệm vụ chính của Đại hội:

– Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết, bản kiểm điểm nhiệm kỳ của BCH, Ban Kiểm tra của Hiệp hội

– Thảo luận và quyết định phương hướng và chương trình công tác mới của Hiệp hội.

– Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội (nếu cần)

– Thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của BCH Hiệp hội

– Thảo luận, phê duyệt, quyết toán tài chính và thông qua kế hoạch tài chính khóa mới

– Bầu Ban chấp hành, Ban Kiểm tra nhiệm kỳ mới

  1. Đại hội đại biểu có thể được triệu tập bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hiệp hội theo đề nghị của 2/3 ủy viên BCH Hiệp hội hoặc trên 1/2 số hội viên yêu cầu.
  2. Các nghị quyết của Đại hội được thông qua theo nguyên tắc đa số.

 

Điều 13. Ban chấp hành Hiệp hội

  1. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ qua lãnh đạo của Hiệp hội giữa 2 kỳ đại hội. Số lượng ủy viên BCH Hiệp hội là do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay. Người đắc cử phải đạt trên 2/3 số phiếu bầu hợp lệ.

Ủy viên BCH Hiệp hội có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội, hoặc theo đề nghị của hơn 1/2 số hội viên,

Ủy viên BCH là đại diện của tổ chức do về hưu hoặc chuyển công tác khác sẽ được thay thế bằng một người khác cũng của tổ chức đó và vẫn là ủy viên BCH Hiệp hội.

Nhiệm kỳ của BCH Hiệp hội là 5 năm và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch hoặc ít nhất 2/3 tổng số ủy viên BCH, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.

  1. BCH Hiệp hội họp thường kỳ một lần một năm vào những ngày không có Đại hội.
  2. Nhiệm vụ, quyền hạn của BCH Hiệp hội:

– Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội.

– Bầu Ban thường vụ.

– Bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký.

– Xây dựng chương trình hoạt động của BCH hàng năm và cả nhiệm kỳ, tổ chức thực hiện các nội dung công việc đã được BCH thông qua.

– Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm.

– Chuẩn bị văn kiện Đại hội, triệu tập Đại hội nhiệm kỳ và bất thường khi cần thiết.

– Tuyên truyền phát triển, kết nạp, đồng thời khai trừ hội viên vi phạm pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

 

Điều 14. Ban thường vụ

  1. Ban thường vụ là cơ quan thường trực của BCH Trung ương Hiệp hội. Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký và các ủy viên thường vụ.

Tổng số thành viên Ban thường vụ không quá 1/3 tổng số ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội.

Ban thường vụ 03 (ba) tháng họp 01 (một) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban thường vụ.

  1. Nhiệm vụ của Ban thường vụ:

– Thay mặt BCH Hiệp hội chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hiệp hội giữa 2 kỳ họp và báo cáo công tác trong các kỳ họp của BCH Hiệp hội.

– Quyết định thành lập các Ban chuyên môn giúp Ban chấp hành, Ban thường vụ triển khai chương trình công tác theo nghị quyết của Đại hội.

– Quy định tổ chức, quy chế hoạt động các ban chuyên môn, Văn phòng Hiệp hội, các văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác khi được phép của cơ quan có thẩm quyền. Quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.

– Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác của các Ban, các ủy viên BCH TW Hiệp hội, các chi hội và các đơn vị thành viên.

– Chuẩn bị báo cáo cho các cuộc họp BCH TW Hiệp hội.

– Dự kiến các vấn đề về tổ chức, nhân sự và tài chính của Hiệp hội trình Đại hội quyết định

 

Điều 15. Ban Kiểm tra

  1. Ban kiểm tra của Hội do Đại hội bầu ra. Số lượng ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định.

Trưởng ban Kiểm tra do Ban Kiểm tra bầu trong số các ủy viên.

  1. Nhiệm vụ và quyền hạn:

– Kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội, Điều lệ, quy chế và chương trình công tác hàng năm của Hiệp hội

– Kiểm tra hội viên cá nhân, hội viên tập thể trong các hoạt động để biểu dương, khen thưởng, đồng thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, các hiện tượng tiêu cực để Hiệp hội kịp thời chấn chỉnh.

– Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính và các hoạt động khác của Hội và các tổ chức trực thuộc Hội;

– Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

 

Điều 16. Nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký

  1. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hiệp hội:

– Đại diện pháp nhân của Hiệp hội trước pháp luật.

– Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, của hội nghị BCH và quyết định của Ban Thường vụ.

– Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban chấp hành và Ban Thường vụ.

– Trực tiếp chỉ đạo Tổng Thư ký Hiệp hội.

– Ký quyết định bổ nhiệm nhân sự văn phòng Hiệp hội, các ban chức năng và các tổ chức trực thuộc theo nghị quyết của Ban Thường vụ.

– Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành, Ban Thường vụ và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hiệp hội.

– Chủ trì cuộc họp Ban chấp hành nhiệm kỳ kế tiếp cho đến khi bầu cong Chủ tịch mới.

* Chủ tịch danh dự là người được Đại hội Hiệp hội suy tôn, có quyền tham gia Đại hội, Hội nghị BCH TW, Ban thường vụ Hiệp hội nhưng không biểu quyết.

  1. Các Phó chủ tịch Hiệp hội là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể. Phó chủ tịch thứ nhất điều hành công việc thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.

Số lương Phó chủ tịch do Ban chấp hành Quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội.

  1. Tổng thư ký

Tổng thư ký là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Hiệp hội do Chủ tịch Hiệp hội phân công và trực tiếp phụ trách Văn phòng Hiệp hội.

Nhiệm vụ của Tổng thư ký:

– Xây dựng Quy chế hoạt động của Văn phòng, Quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hiệp hội trình BCH Hiệp hội phê duyệt.

– Định kỳ báo cáo Ban Thường vụ và Ban chấp hành Hiệp hội về các hoạt động của Hiệp hội.

– Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội.

– Quản lý danh sách, hồ sơ và tài liệu về các hội viên và các tổ chức trực thuộc.

– Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Hiệp hội và trước pháp luật về hoạt động của văn phòng Hiệp hội.

  1. Phó tổng thư ký

Phó tổng thư ký là người giúp Tổng thư ký điều hành công việc văn phòng và thực hiện nhiệm vụ thay Tổng thư ký khi Tổng thư ký vắng mặt.

 

 

          Điều 17. Văn phòng Hiệp hội

  1. Cơ quan giúp việc của Ban chấp hành Hiệp hội là Văn phòng Hiệp hội, do Tổng thư ký Hiệp hội phụ trách.
  2. Các nhân viên của văn phòng Hiệp hội được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Hiệp hội:

– Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban chấp hành và Ban thường vụ.

– Bảo đảm thông tin thường xuyên trong nội bộ Hiệp hội và quan hệ công tác của Hiệp hội với các cơ quan bên ngoài.

– Thực hiện công tác hành chính, lưu trữ của Hiệp hội;

– Quản lý tài sản của Hiệp hội, thực hiện công tác tài chính, kế toán của Hiệp hội theo các quy định hiện hành.

 

Điều 18. Chi Hiệp hội

  1. Mỗi tổ chức có từ 5 (năm) người trở lên hoạt động độc lập liên quan đến chăn nuôi gia súc lớn và tán thành Điều lệ Hiệp hội, có đơn xin thành lập Chi Hiệp hội thì có thể thành lập Chi Hiệp hội.

Ban Thường vụ Hiệp hội ra quyết định thành lập Chi Hiệp hội

  1. Chi Hiệp hội có nhiệm vụ:

– Triển khai thực hiện các hoạt động khoa học – kỹ thuật, sản xuất – kinh doanh, dịch vụ. Thực hiện đầy đủ các các nội quy, quy chế của Chi hiệp hội và Điều lệ của Hiệp hội.

– Tuyên truyền phát triển hội viên mới; bồi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ hội viên, thu hội phí đều đặn.

– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật; tổ chức thăm quan, khảo sát, tập huấn.

– Vận động quần chúng hưởng ứng các hoạt động phổ biến khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, mở rộng ảnh hưởng, uy tín của Hiệp hội.

 

 

CHƯƠNG V

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HIỆP HỘI

          Điều 19. Nguồn thu của Hiệp hội

  1. Hiệp hội tự túc kinh phí hoạt động
  2. Các nguồn thu của Hiệp hội gồm các khoản sau:

– Lệ phí gia nhập Hiệp hội và hội phí của hội viên

– Các khoản thu từ hoạt động khoa học – công nghệ, sản xuất – kinh doanh, liên kết, liên doanh, góp vốn cổ phần, tư vấn và dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, các đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

– Các khoản thu hợp pháp khác.

 

Điều 20. Các khoản chi của Hiệp hội

Các khoản chi của Hiệp hội được chi theo Quy chế tài chính của Hiệp hội như: Trả lương cho nhân viên; bồi dưỡng cộng tác viên; phụ cấp cho cán bộ thường trực; mua sắm trang thiết bị; chi phí văn phòng, công tác phí; chi phí giao tế; hội nghị; hội thảo và một số khoản chi hợp lý khác.

 

Điều 21. Quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hiệp hội

  1. Ban Thường vụ Hiệp hội quy định về việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản Hiệp hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hiệp hội và pháp luật; phê duyệt kế hoạch thu – chi tài chính.
  2. Ban Kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo tài chính, tài sản công khai hàng năm cho hội viên biết.
  3. Trường hợp Hiệp hội giải thể hoặc bị giải thể thì tài sản và tài chính của Hội được xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

CHƯƠNG VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

 

 

Điều 22. Khen thưởng

  1. Hội viên và các tổ chức của Hiệp hội có thành tích xuất sắc, có các công trình nghiên cứu chăn nuôi được triển khai đạt hiệu quả trong sản xuất, những sáng kiến, phát minh có giá trị được Hiệp hội khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan cấp trên khen thưởng.
  2. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục, tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

 

Điều 23. Kỷ luật

  1. Hội viên hoạt động trái với Điều lệ, nghị quyết, vi phạm các quy chế của Hiệp hội, làm tổn hại đến danh dự, uy tín của Hiệp hội; bỏ sinh hoạt thường kỳ nhiều lần, không có lý do chính đáng thì tùy theo mức độ mà phê bình hoặc xóa tên trong danh sách hội viên.
  2. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật theo Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.

 

 

 

CHƯƠNG VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

          Điều 24. Sửa đổi, bổ sung

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ
  2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội phải được trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.

 

Điều 25. Hiệu lực thi hành

  1. Điều lệ Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam gồm 7 (bảy) chương, 25 (hai mươi lăm) điều, đã được Đại hội lần thứ II thông qua ngày 21 tháng 12 năm 2015.
  2. Căn cứ các quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội, Ban chấp hành Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.

At 9:00am on March 25, 2016 at the Conference Room, Saigon Exhibition and Convention Center SECC (799 Nguyen Van Linh, District 7, Ho Chi Minh City), Large Cattle Breeding Association Vietnam held a standing meeting in the first quarter of 2016.

At the beginning of the session, Dr. Le Van Thong - Director of the Central Large Cattle Breeding Center - Standing Vice Chairman of the Association - Report on the Association's activities in the first quarter and the operation plan for the second quarter and the whole of 2016.</ p>

Since the Congress of the Vietnam Large Cattle Breeding Association for the second term (2015-2020) was successfully held in Hanoi, the Association has had many positive and effective activities, which are:

  • Report to the Ministry of Agriculture and Rural Development on the results of the 2nd Congress (2015-2020) of the Vietnam Large Cattle Breeding Association.
  • Improve personnel organization after the congress, develop programs and work plans to organize and direct the successful implementation of the Resolution of the Congress of the Vietnam Large Cattle Breeding Association, term II ( 2015-2020).
  • Send the Resolution of the General Meeting of the Vietnam Large Cattle Breeding Association for the second term (2015-2020), the list of the Standing Committee, the Executive Committee to each member (with full name, phone, email). , contact address).
  • The Association's website (vinaruha.vn) officially went into operation, posting all information and activities of the Association as well as the domestic and foreign livestock situation.
  • Contact a number of organizations and associations of cattle breeding in the United States to cooperate in research and development of large cattle breeding and commercial activities between Vietnam and the United States
  • Organizing the Seminar "Vietnam's large livestock industry, proactively getting ready for ASEAN and TPP integration" on March 25, 2016 in Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh.
  • Advising a number of units and individuals on large cattle breeding. Especially advising TH Milk on embryo transfer technology and achieving high success.
  • Meeting of Standing Committee of Vietnam Large Cattle Breeding Association in the first quarter of 2016 on March 25, 2015 in Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh.
  1. Operation plan for the second quarter of 2016
  • Complete and promote the activities of the Association's Web site.
  • Continue to contact a number of international cattle breeding organizations and associations to cooperate on research and development of large cattle breeding and commercial activities.
  • Continuing consulting activities for large cattle breeding units and individuals in the whole country.
  • Organizing a seminar on "Vietnam's large livestock industry, proactively getting ready for ASEAN integration and TPP" in Hanoi for the northern provinces.
  • Standing Committee meeting of Vietnam Large Cattle Breeding Association in the second quarter of 2016 in Hanoi.

-The opinion of Mr. Luu Hung Son, Director of Asia-Pacific Dairy Cow One Member Co., Ltd., Vice Chairman of the Association in charge of the Southern region: Mr. Vietnam has become a member of two goat and dairy farming associations in the United States, as well as actively promotes the association between the Vietnam Large Cattle Breeding Association and other associations in the world. gender.

-The opinion of Mr. Nguyen Ngoc My, Chairman of Vabis Group, Head of the Association's International Cooperation Department: In the trend of TPP integration, international cooperation, Vietnam's livestock industry needs to implement a closed chain. after breeding, they are able to compete with businesses from abroad.

-The opinion of Mr. Tran Cong Chien - General Director of Moc Chau Dairy Cow Breeding Company, Vice Chairman of the Association - Deputy Finance Department: The main trend of the Associations is to develop industries, therefore The association needs to perform its function to contribute to policy making in production, animal husbandry and processing, especially in handling the environment in livestock to bring about sustainable and effective livestock production. fruit.

-The opinion of Dr. Nguyen Dinh Minh - Deputy Director of the Institute of Veterinary Medicine - Deputy of the Advisory Committee: When organizations and individuals operating in the field of large cattle breeding join the Association, the participants Countries need the voice of the Association to promote domestic and international relationships, especially need to participate more deeply in pressing urgent issues such as: extreme weather, herds of cattle starving to death, dying of hunger and death. cold, or many localities want to develop large cattle breeding but do not have enough grazing area, do not have enough food…

-The opinion of Dr. Le Ba Que - Deputy Director of the Central Large Cattle Breeding Center - Head of the Emulation and Commendation Committee: The association has had quite good initial results such as breeding advice. large cattle for many localities in the country, domestic and foreign organizations and individuals, hope that the members of the association join hands to help the association develop further, and do better the role of the association.</ p>

-The opinion of Assoc. Prof. Dr. Le Thi Thuy - Deputy Head of the Association's International Cooperation Department: Ms. Thuy highly appreciates the efforts of the Association's members, thereby expecting the Association's members to work together. together to contribute more to Vietnam's large livestock industry, especially in the context of current TPP integration.

Through the members of the Association, the chairman of the Vietnam Large Cattle Breeding Association had the general conclusion of the standing meeting of the first quarter of 2016. The meeting unanimously appreciated the quarterly performance results. I and the activity plan for the second quarter .

Based on the operation direction of the Association and on the basis of the association's contribution to the general development of the livestock industry, the Association should try to strengthen its voice in the main planning work. policies, pay more attention to and have an impact on topical issues such as: reducing product costs, ensuring food hygiene and safety, controlling environmental pollution in livestock, etc. to bring practical benefits. for Association members. Besides, the Vietnam Large Cattle Breeding Association always welcomes organizations and individuals to contact via phone number, email, website to join as a member of the Association.

HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

Số:  02 /QĐ-HHGSL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

                                                Hà Nội, ngày  01 tháng  02 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

V/v: Ban hành Quy chế hoạt động của

Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2020

CHỦ TỊCH HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

 

Căn cứ Quyết định số 80/2004/QĐ-BNV ngày 11/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ V/v: Cho phép thành lập Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam;

Căn cứ Điều lệ Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2020,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay ban hành Quy chế hoạt động của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2020 (có Quy chế hoạt động kèm theo)

 

Điều 2. Các ông (bà) thành viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2020 và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:

– Như điều 2

– Lưu VT

CHỦ TỊCH

(đã ký)

 

Hoàng Kim Giao

 

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA

HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

NHIỆM KỲ 2015-2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-HHGSL ngày 01 tháng 02 năm 2016

Của Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam)

  1. Chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội:

Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, các trang trại, các nhà quản lý và các công dân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn như nghiên cứu, chăn nuôi, bảo vệ quyền vật nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ trâu, bò, dê, cừu, ngựa.

  1. Tuyên truyền, giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, ngựa nói riêng.
  2. Đại diện cho quyền lợi hợp pháp của Hiệp hội và hội viên, kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương, chính sách để phát triển bền vững ngành chăn nuôi gia súc lớn theo quy định của pháp luật.
  3. Tham gia các hoạt động giám định, tư vấn, phản biện các dự án phát triển kinh tế, các đề tài nghiên cứu và thử nghiệm, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ mới; tổ chức hướng dẫn phát triển chăn nuôi gia súc lớn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên và người chăn nuôi.
  4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong, ngoài Hiệp hội về tổ chức, quản lý trang trại để phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả cho Hội viên nhằm tổ chức lại kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

  1. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi những kiến thức, những công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn.
  2. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các cá nhân và tổ chức quốc tế trong nước, trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới theo quy định của pháp luật

  1. Tổ chức các Trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn… trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
  2. Xuất bản tờ thông tin, tập san tiến tới xuất bản Tạp chí chăn nuôi gia súc lớn và các tài liệu phổ biến kỹ thuật, quản lý kinh tế trong lĩnh vực gia súc lớn theo quy định của pháp luật.
  3. Quan hệ với các hội khoa học và kỹ thuật, Hiệp hội khác trong và ngoài nước, các Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn ở các nước và Hiệp hội chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, ngựa của thế giới nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt để nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
  4. Được thành lập các đơn vị dịch vụ, tư vấn, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền vật nuôi, trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
  5. Được nhận các nguồn tài trợ hợp tác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

 

  1. Ban chấp hành Hiệp hội
  2. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ qua lãnh đạo của Hiệp hội giữa 2 kỳ đại hội. Số lượng ủy viên BCH Hiệp hội là do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay.

Ủy viên BCH Hiệp hội có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội, hoặc theo đề nghị của hơn 1/2 số hội viên,

Ủy viên BCH là đại diện của tổ chức do đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác sẽ được thay thế bằng một người khác trong tổ chức đó vẫn là ủy viên BCH Hiệp hội.

Nhiệm kỳ của BCH Hiệp hội là 5 năm và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch hoặc ít nhất 2/3 tổng số ủy viên BCH, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.

  1. BCH Hiệp hội họp thường kỳ một lần một năm vào những ngày không có Đại hội.
  2. Nhiệm vụ, quyền hạn của BCH Hiệp hội:

– Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội.

– Bầu Ban thường vụ.

– Bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký.

– Xây dựng chương trình hoạt động của BCH hàng năm và cả nhiệm kỳ, tổ chức thực hiện các nội dung công việc đã được BCH thông qua.

– Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm.

– Chuẩn bị văn kiện Đại hội, triệu tập Đại hội nhiệm kỳ và bất thường khi cần thiết.

– Tuyên truyền phát triển, kết nạp, đồng thời khai trừ hội viên vi phạm pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

III. Ban thường vụ

  1. Ban thường vụ là cơ quan thường trực của BCH Trung ương Hiệp hội. Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký và các ủy viên thường vụ.

Tổng số thành viên Ban thường vụ không quá 1/3 tổng số ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội.

Ban thường vụ 03 (ba) tháng họp 01 (một) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban thường vụ.

Cuộc họp của Ban Thường vụ do Chủ tịch Hiệp hội chủ trì. Trường hợp Chủ tịch Hiệp hội vắng mặt thì Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội thay mặt Chủ tịch chủ trì cuộc họp.

Giấy mời họp Ban Thường vụ được gửi (qua bưu điện hoặc email) tới từng thành viên trước ngày họp ít nhất 7 ngày làm việc. Trong trường hợp không đến dự họp được thì thành viên vắng mặt phải có báo cáo bằng văn bản hoặc thông qua Email gửi Văn phòng Hiệp hội và Chủ tịch Hiệp hội (có thể điện thoại trực tiếp).

  1. Nội dung của các cuộc họp định kỳ:

– Đánh giá kết quả hoạt động của tháng trước, quý trước, năm trước và xây dựng bàn bạc thống nhất kế hoạch hoạt động của tháng tới, quý tới, năm tới;

– Nghe các Trưởng ban báo cáo về kết quả hoạt động của từng lĩnh vực hoạt động được phân công và đề xuất chương trình công tác;

– Thảo luận và ra nghị quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ;

– Thảo luận về chuyên đề (nếu có) theo đề nghị của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội.

Các báo cáo trình bày trong cuộc họp được gửi tới thành viên trong Thường vụ góp ý trước khi họp ít nhất 3-5 ngày.

Các kết luận quan trọng hoặc Nghị quyết của cuộc họp Ban Thường vụ sẽ được gửi tới từng thành viên chậm nhất 10 ngày sau cuộc họp. Tất cả thành viên Ban Thường vụ, các cá nhân, đơn vị có liên quan đều có trách nhiệm thực hiện theo đúng Kết luận hoặc Nghị quyết đó. Trong quá trình thực hiện nếu thấy nội dung nào cần bổ sung, chỉnh sửa thì báo cáo bằng văn bản gửi tới Văn phòng Hiệp hội, Chủ tịch Hiệp hội và Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội.

  1. Nhiệm vụ của Ban thường vụ:

– Thay mặt BCH Hiệp hội chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hiệp hội giữa 2 kỳ họp và báo cáo công tác trong các kỳ họp của BCH Hiệp hội.

– Quyết định thành lập các Ban chuyên môn giúp Ban chấp hành, Ban thường vụ triển khai chương trình công tác theo nghị quyết của Đại hội.

– Quy định tổ chức, quy chế hoạt động các ban chuyên môn, Văn phòng Hiệp hội, các văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác khi được phép của cơ quan có thẩm quyền. Quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.

– Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác của các Ban, các ủy viên BCH TW Hiệp hội, các chi hội và các đơn vị thành viên.

– Chuẩn bị báo cáo cho các cuộc họp BCH TW Hiệp hội.

– Dự kiến các vấn đề về tổ chức, nhân sự và tài chính của Hiệp hội trình Đại hội quyết định

Từng thành viên Ban Thường vụ được Chủ tịch Hiệp hội phân công chịu trách nhiệm về từng nhiệm vụ hoặc lĩnh vực công tác cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước tập thể Ban Thường vụ, trước thường trực và Chủ tịch Hiệp hội về hiệu quả hoạt động của mình.

 

  1. Ban Thường trực:
  2. Căn cứ Điều lệ Hiệp hội và theo đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội, để thuận tiện cho việc điều hành các hoạt động của Hiệp hội hàng ngày, Ban Thường vụ nhất trí thành lập Ban Thường trực.
  3. Ban Thường trực gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký và một Ủy viên có điều kiện hoạt động thường xuyên ở Văn phòng Hiệp hội.

Ban thường trực 01 (một) tháng họp 01 (một) lần. Có thể họp bất thường khi có công việc phát sinh.

  1. Thành viên Ban Thường trực hoạt động và chịu trách nhiệm theo sự phân công của Chủ tịch Hiệp hội và Phó chủ tịch thường trực kiêm tổng thư ký Hiệp hội.
  2. Hàng năm kế toán trưởng lập dự toán thu – chi qua các ban tài chính, Ban kiểm tra, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký và trình Chủ tịch Hiệp hội phê duyệt làm căn cứ để thực hiện trong năm đó.

 

  1. Văn phòng Hiệp hội

Là bộ phận có chức năng hành chính của Hiệp hội

  1. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác văn thư, hành chính của Hiệp hội.
  2. Nhiệm vụ:

– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của văn thư trong cơ quan: văn bản đi, văn bản đến, quản lý và sử dụng con dấu theo quy định;

– Lưu trữ và bảo quản tài liệu văn thư.

– Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại phục vụ các hoạt động của Hiệp hội;

– Lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa nhỏ, mua sắm tài sản và trang thiết bị phục vụ các hoạt động thường xuyên của Hệp hội;

– Phục vụ các cuộc hội nghị, hội thảo và các cuộc họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

– Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, đón tiếp, phục vụ khách đến làm việc với Hiệp hội;

– Thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại Hiệp hội.

Văn phòng Hiệp hội làm việc hàng ngày dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký của Hiệp hội.

  1. Ban Khoa học Công nghệ
  2. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác quản lý nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
  3. Nhiệm vụ:
  4. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động 5 năm và hàng năm về công tác khoa học, công nghệ của Hiệp hội;
  5. Xây dựng các văn bản liên quan đến công tác khoa học, công nghệ của Hiệp hội;
  6. Tổng hợp và xây dựng các báo cáo về tình hình hoạt động khoa học, công nghệ, các hoạt động có liên quan của Hiệp hội, các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc, các hội thành viên;
  7. Là đầu mối quản lý, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch khoa học, công nghệ của Hiệp hội;
  8. Theo dõi, quản lý hoạt động Khoa học, Công nghệ của các tổ chức KH và CN trực thuộc Hiệp hội;
  9. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động khoa học, công nghệ của các Hội thành viên, các tổ chức KH và CN trực thuộc Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  10. Xây dựng các chương trình hợp tác về khoa học và công nghệ với các cơ quan liên quan. Hướng dẫn hoạt động khoa học, công nghệ trong hệ thống Hiệp hội;
  11. Theo dõi, xử lý và lưu trữ các văn bản về khoa học, công nghệ của Hiệp hội;
  12. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

 

VII. Ban Tư vấn phản biện

  1. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội.
  2. Nhiệm vụ:
  3. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động 5 năm và hàng năm về công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội;
  4. Xây dựng các văn bản liên quan đến công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội;
  5. Tổng hợp và xây dựng các báo cáo về tình hình hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các hoạt động có liên quan của Hiệp hội, các hội thành viên;
  6. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện, giám định xã hội của Hiệp hội;
  7. Là đầu mối quản lý, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch khoa học, công nghệ, tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội;
  8. Theo dõi, quản lý hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các tổ chức KH và CN trực thuộc Hiệp hội;
  9. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các Hội thành viên, các tổ chức KH và CN trực thuộc Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  10. Theo dõi, xử lý và lưu trữ các văn bản về tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội;
  11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

 

VIII. Ban Kiểm tra

  1. Ban kiểm tra của Hiệp hội do Đại hội bầu ra. Số lượng ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định.

Trưởng ban Kiểm tra do Ban Kiểm tra bầu trong số các ủy viên.

  1. Nhiệm vụ và quyền hạn:

– Kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội, Điều lệ, quy chế và chương trình công tác hàng năm của Hiệp hội

– Kiểm tra hội viên cá nhân, hội viên tập thể trong các hoạt động để biểu dương, khen thưởng, đồng thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, các hiện tượng tiêu cực để Hiệp hội kịp thời chấn chỉnh.

– Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính và các hoạt động khác của Hội và các tổ chức trực thuộc Hội;

– Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

 

  1. Ban Hợp tác quốc tế
  2. Chức năng: tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế của Hiệp hội.
  3. Nhiệm vụ:
  4. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động 5 năm và hàng năm về công tác hợp tác quốc tế của Hiệp hội;
  5. Tổng hợp và xây dựng các báo cáo về tình hình hoạt động hợp tác quốc tế của Hiệp hội, các hội thành viên;
  6. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế của Hiệp hội;
  7. Là đầu mối quản lý, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch hợp tác quốc tế của Hiệp hội;
  8. Theo dõi, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của các Chi Hiệp hội trực thuộc Hiệp hội;
  9. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động hợp tác quốc tế của các Chi Hiệp hội trực thuộc Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  10. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

 

  1. Ban Sản xuất thị trường
  2. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác sản xuất, thị trường của Hiệp hội.
  3. Nhiệm vụ:
  4. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động 5 năm và hàng năm về hoạt động sản xuất, thị trường của Hiệp hội;
  5. Tổng hợp và xây dựng các báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất, thị trường của Hiệp hội, các hội thành viên;
  6. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, thị trường của Hiệp hội;
  7. Là đầu mối quản lý, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch hoạt động sản xuất, thị trường của Hiệp hội;
  8. Theo dõi, quản lý hoạt động sản xuất, thị trường của các Chi Hiệp hội trực thuộc Hiệp hội;
  9. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, thị trường của các Chi Hiệp hội trực thuộc Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  10. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

 

  1. Ban Tài chính
  2. Chức năng: Tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác tài chính, kế toán của Hiệp hội.
  3. Nhiệm vụ:
  4. Xây dựng quy chế chi tiêu hàng năm của Hiệp hội;
  5. Theo dõi, quản lý hoạt động thu, chi của văn phòng Hiệp hội;
  6. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động thu, chi của Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  7. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

XII. Ban Tổ chức Thi đua

  1. Chức năng: tham mưu, giúp việc Thường trực Hiệp hội trong công tác tổ chức, thi đua của Hiệp hội.
  2. Nhiệm vụ:
  3. Xây dựng quy chế làm việc của Hiệp hội;
  4. Xây dựng, dự thảo các văn bản liên quan đến công tác tổ chức của Hiệp hội;
  5. Tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động tổ chức, thi đua của Hiệp hội trình Thường trực Hiệp hội;
  6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Hiệp hội giao.

Yêu cầu các Ban của Hiệp hội lập báo cáo trình Ban thường vụ Hiệp hội:

– Định kỳ 6 tháng 01 lần báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng qua và kế hoạch hoạt động 6 tháng kế tiếp;

– Báo cáo tổng kết hoạt động trong năm và kế hoạch hoạt động năm kế tiếp.

 

XIII. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban lãnh đạo Hiệp hội

  1. PGS. TS. Hoàng Kim Giao (chuyên trách)

– Chủ tịch, phụ trách chung, chủ tài khoản;

– Phụ trách các công tác: Tổ chức; Đối ngoại; Hợp tác quốc tế và Tư vấn, phản biện; Báo chí, thông tin.

– Tham gia cùng Phó chủ tịch thường trực Lê Văn Thông: Hoạt động phổ biến kiến thức; Nghiên cứu, Đào tạo, Tư vấn và chuyển giao công nghệ; Công tác phát triển Hiệp hội và công tác hội viên, quan hệ với các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp…

 

  1. TS. Lê Văn Thông (chuyên trách)

– Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội

– Phụ trách văn phòng Hiệp hội

– Phụ trách công tác: Tài chính; Hoạt động phổ biến kiến thức; Nghiên cứu, Đào tạo, Tư vấn và chuyển giao công nghệ; Công tác phát triển Hiệp hội và công tác hội viên, quan hệ với các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp…

 

  1. TS. Tống Xuân Chinh (kiêm nhiệm)

– Phó chủ tịch Hiệp hội

– Phụ trách hoạt động sản xuất và thị trường

– Phụ trách việc kết nối giữa các hoạt động quản lý nhà nước với các hoạt động của các Hiệp hội, Hội và Doanh nghiệp

 

  1. TS. Lê Bá Quế (kiêm nhiệm)

– Phó chủ tịch Hiệp hội

– Phụ trách hoạt động tổ chức, thi đua – khen thưởng

– Nghiên cứu, Đào tạo, Tư vấn và chuyển giao công nghệ

 

  1. Ông Trần Công Chiến (kiêm nhiệm)

– Phó chủ tịch Hiệp hội

– Tham gia hoạt động tài chính; Chuyển giao KHKT, phát triển công nghệ; Quan hệ với các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp…

 

  1. PGS. TS. Trần Quang Hân (kiêm nhiệm)

– Phó chủ tịch Hiệp hội phụ trách miền Trung và Tây Nguyên

– Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; phát triển Hiệp hội, quan hệ với các Hội, Hiêp hội, Doanh nghiệp…

 

  1. Ông Lưu Hùng Sơn (kiêm nhiệm)

– Phó chủ tịch phụ trách phía Nam

– Tham gia hoạt động phổ biến kiến thức; Chuyển giao KHKT, phát triển công nghệ; Phát triển Hiệp hội; Quan hệ với các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp…

 

Ngoài ra, chủ tịch, các phó chủ tịch đều có trách nhiệm quan tâm tới hoạt động của các hội viên, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của hội viên, nâng cao uy tín của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, công tác thông tin tuyên truyền.

Ban lãnh đạo Hiệp hội hoạt động theo chế độ đồng thuận, thường xuyên phối kết hợp trong công tác Hiệp hội, tự chịu trách nhiệm về phần công việc được phân công và công việc được ủy quyền./.

 

 

Chủ tịch

(đã ký)

Hoàng Kim Giao

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐIỀU LỆ

HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

CHƯƠNG I

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG

          Điều 1. Tên gọi

Tên tiếng Việt: Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam

Tên tiếng Anh: Vietnam Association of Ruminant Husbandry

Tên viết tắt: VINARUHA

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

  1. Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, các trang trại, các nhà quản lý và các công dân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn như nghiên cứu, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ trâu, bò, dê, cừu, ngựa.
  2. Mục đích của Hiệp hội là phát triển, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế – kỹ thuật trong kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam.

Điều 3. Phạm vi hoạt động

Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam hoạt động trong phạm vị cả nước, tuân thủ theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hiệp hội chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong các lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.

Điều 4. Địa vị pháp lý

  1. Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
  2. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà Nội.

Khi cần Hiệp hội có Văn phòng đại diện được đặt tại các địa phương khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI

          Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội

  1. Tuyên truyền, giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, ngựa nói riêng.
  2. Đại diện cho quyền lợi hợp pháp của Hiệp hội và hội viên, kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương, chính sách để phát triển bền vững ngành chăn nuôi gia súc lớn theo quy định của pháp luật.
  3. Tham gia các hoạt động giám định, tư vấn, phản biện các dự án phát triển kinh tế, các đề tài nghiên cứu và thử nghiệm, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ mới; tổ chức hướng dẫn phát triển chăn nuôi gia súc lớn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên và người chăn nuôi.
  4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong, ngoài Hiệp hội về tổ chức, quản lý trang trại để phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả cho Hội viên nhằm tổ chức lại kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

  1. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi những kiến thức, những công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn.
  2. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các cá nhân và tổ chức quốc tế trong nước, trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới theo quy định của pháp luật

  1. Tổ chức các Trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn… trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
  2. Xuất bản tờ thông tin, tập san tiến tới xuất bản Tạp chí chăn nuôi gia súc lớn và các tài liệu phổ biến kỹ thuật, quản lý kinh tế trong lĩnh vực gia súc lớn theo quy định của pháp luật.
  3. Quan hệ với các hội khoa học và kỹ thuật, Hiệp hội khác trong và ngoài nước, các Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn ở các nước và Hiệp hội chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, ngựa của thế giới nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt để nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
  4. Được thành lập các đơn vị dịch vụ, tư vấn, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
  5. Được nhận các nguồn tài trợ hợp tác th của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG III

HỘI VIÊN

          Điều 6. Tiêu chuẩn hội viên

  1. Hội viên chính thức

Là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, dịch vụ…trâu, bò, dê, cừu, ngựa và các sản phẩm của chúng tán thành Điều lệ của Hiệp hội; tự nguyện viết đơn xin gia nhập Hiệp hội, đóng tiền gia nhập Hiệp hội, hội phí và được Ban chấp hành Hiệp hội công nhận đều có thể trở thành hội viên chính thức.

Đối với các hội viên là pháp nhân (doanh nghiệp hoặc tổ chức), người được cử tham gia Hiệp hội phải là người đại diện có thẩm quyền của pháp nhân đó. Trong trường hợp người được cử tham gia Hiệp hội nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, thì hội viên là đơn vị có tư cách pháp nhân sẽ cử người thay thế.

Trường hợp ủy nhiệm, người được ủy nhiệm làm đại diện phải đủ thẩm quyền quyết định và người ủy nhiệm phải chịu trách nhiệm về sự ủy nhiệm đó. Khi thay đổi người đại diện, hội viên phải thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành Hiệp hội.

  1. Hội viên liên kết

Là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến chăn nuôi, chế biến, dịch vụ…trâu, bò, dê, cừu, ngựa và các sản phẩm của chúng; các tổ chức sản xuất, kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài tán thành Điều lệ của Hiệp hội, có đơn xin gia nhập Hiệp hội, đóng tiền nhập Hiệp hội và hội phí đều có thể trở thành hội viên liên kết của Hiệp hội.

  1. Hội viên danh dự

Là những tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đóng góp đối với sự nghiệp phát triển ngành chăn nuôi nói chung và Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn nói riêng, được BCH Hiệp hội mời tham gia Hiệp hội.

Hội viên danh dự không được tham gia ứng cử, đề cử vào Ban lãnh đạo Hiệp hội và không được biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.

Điều 7. Thủ tục gia nhập hội viên

  1. Các tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1, Điều 6 tự nguyện đăng ký tham gia Hiệp hội và tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội đều mặc nhiên được công nhận là hội viên của Hiệp hội.
  2. Từ sau Đại hội thành lập Hiệp hội, các tổ chức, cá nhân nào muốn gia nhập Hiệp hội phải nộp đơn xin gia nhập. Hồ sơ gồm:

– Đơn xin gia nhập Hiệp hội

– Bản sao công chứng: Quyết định thành lập, Giấy phép kinh doanh, các giấy tờ liên quan khác…(đối với các tổ chức)

  1. Ban chấp hành thông báo danh sách hội viên mới cho tất cả Hội viên trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hội viên mới được kết nạp.

Điều 8. Thủ tục xin thôi tham gia Hiệp hội

  1. Hội viên tự nguyện xin rút không tham gia Hiệp hội cần gửi đơn xin thôi tham gia Hiệp hội cho BCH Hiệp hội
  2. Hội viên là cá nhân sẽ bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội nếu vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội, làm ảnh hưởng đến thể diện, uy tín, và tài chính của Hiệp hội; Hội viên là tập thể sẽ bị khai trừ khỏi Hiệp hội khi bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, bị giải thể, hay bị tuyên bố phá sản.

Ban chấp hành Hiệp hội sẽ thông báo danh sách hội viên xin rút khỏi Hiệp hội, hội viên bị khai trừ hoặc hội viên bị xóa tên bằng văn bản cho tất cả các hội viên khác biết.

Quyền và nghĩa vụ của Hội viên chấm dứt sau khi BCH Hiệp hội ra thông báo.

Điều 9. Quyền lợi của hội viên

  1. Được tham gia Đại hội, được bầu đại biểu tham dự Đại hội của Hiệp hội.
  2. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình mọi công việc của Hiêp hội; được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với các cơ quan Nhà nước thông qua Hiệp hội.
  3. Được ứng cử, đề cử và bầu vào Ban chấp hành Hiệp hội và các chức vụ khác của Hiệp hội.
  4. Được Hiệp hội phổ biến kinh nghiệm, bồi dưỡng nghề nghiệp, nâng cao trình độ bằng các hình thức như: Cung cấp thông tin, tài liệu, dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, tham quan, khảo sát ở trong nước và ngoài nước.
  5. Được Hiệp hội giúp đỡ, giới thiệu các cơ sở trong và ngoài ngành để hợp đồng dịch vụ, làm chuyên gia kỹ thuật…
  6. Được quyền xin thôi tham gia Hiệp hội
  7. Hội viên liên kết và Hội viên danh dự được hưởng các quyền như hội viên chính thức, trừ quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết
  8. Tất cả các hội viên khi bị tước quyền công dân đương nhiên bị xóa tên trong danh sách hội viên.

Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên

  1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định trong điều lệ này; thực hiện nghị quyết của Đại hội hoặc hội nghị toàn thể BCH; tuyên truyền phát triển hội viên mới.
  2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng tổ chức Hiệp hội, hội ngày càng vững mạnh.
  3. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết, trung thực phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội
  4. Đóng lệ phí gia nhập và hội phí đầy đủ theo quy định:

Lệ phí hàng năm đóng cho Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam:

– Hội viên tập thể đóng 1 triệu – 5 triệu đồng/đvị/năm

– Hội viên cá nhân đóng 200.000 đồng/người/năm

  1. Bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được Chủ tịch Hiệp hội phân công.

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC HỘI

          Điều 11. Tổ chức của Hiệp hội gồm:

– Ở Trung ương: Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn

– Ở cơ sở: Các Chi hội trực thuộc Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam do Hiệp hội quyết định.

– Một số Ban chuyên môn, đơn vị dịch vụ, tư vấn, đào tạo trực thuộc Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam do Ban thường vụ Hiệp hội quyết định và được thành lập theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 12. Đại hội Đại biểu toàn quốc

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội. Đại hội được tổ chức 5 năm một lần.
  2. Nhiệm vụ chính của Đại hội:

– Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết, bản kiểm điểm nhiệm kỳ của BCH, Ban Kiểm tra của Hiệp hội

– Thảo luận và quyết định phương hướng và chương trình công tác mới của Hiệp hội.

– Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội (nếu cần)

– Thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của BCH Hiệp hội

– Thảo luận, phê duyệt, quyết toán tài chính và thông qua kế hoạch tài chính khóa mới

– Bầu Ban chấp hành, Ban Kiểm tra nhiệm kỳ mới

  1. Đại hội đại biểu có thể được triệu tập bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hiệp hội theo đề nghị của 2/3 ủy viên BCH Hiệp hội hoặc trên 1/2 số hội viên yêu cầu.
  2. Các nghị quyết của Đại hội được thông qua theo nguyên tắc đa số.

Điều 13. Ban chấp hành Hiệp hội

  1. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ qua lãnh đạo của Hiệp hội giữa 2 kỳ đại hội. Số lượng ủy viên BCH Hiệp hội là do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay. Người đắc cử phải đạt trên 2/3 số phiếu bầu hợp lệ.

Ủy viên BCH Hiệp hội có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội, hoặc theo đề nghị của hơn 1/2 số hội viên,

Ủy viên BCH là đại diện của tổ chức do về hưu hoặc chuyển công tác khác sẽ được thay thế bằng một người khác cũng của tổ chức đó và vẫn là ủy viên BCH Hiệp hội.

Nhiệm kỳ của BCH Hiệp hội là 5 năm và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch hoặc ít nhất 2/3 tổng số ủy viên BCH, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.

  1. BCH Hiệp hội họp thường kỳ một lần một năm vào những ngày không có Đại hội.
  2. Nhiệm vụ, quyền hạn của BCH Hiệp hội:

– Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội.

– Bầu Ban thường vụ.

– Bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký.

– Xây dựng chương trình hoạt động của BCH hàng năm và cả nhiệm kỳ, tổ chức thực hiện các nội dung công việc đã được BCH thông qua.

– Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm.

– Chuẩn bị văn kiện Đại hội, triệu tập Đại hội nhiệm kỳ và bất thường khi cần thiết.

– Tuyên truyền phát triển, kết nạp, đồng thời khai trừ hội viên vi phạm pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

Điều 14. Ban thường vụ

  1. Ban thường vụ là cơ quan thường trực của BCH Trung ương Hiệp hội. Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký và các ủy viên thường vụ.

Tổng số thành viên Ban thường vụ không quá 1/3 tổng số ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội.

Ban thường vụ 03 (ba) tháng họp 01 (một) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban thường vụ.

  1. Nhiệm vụ của Ban thường vụ:

– Thay mặt BCH Hiệp hội chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hiệp hội giữa 2 kỳ họp và báo cáo công tác trong các kỳ họp của BCH Hiệp hội.

– Quyết định thành lập các Ban chuyên môn giúp Ban chấp hành, Ban thường vụ triển khai chương trình công tác theo nghị quyết của Đại hội.

– Quy định tổ chức, quy chế hoạt động các ban chuyên môn, Văn phòng Hiệp hội, các văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác khi được phép của cơ quan có thẩm quyền. Quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.

– Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác của các Ban, các ủy viên BCH TW Hiệp hội, các chi hội và các đơn vị thành viên.

– Chuẩn bị báo cáo cho các cuộc họp BCH TW Hiệp hội.

– Dự kiến các vấn đề về tổ chức, nhân sự và tài chính của Hiệp hội trình Đại hội quyết định

Điều 15. Ban Kiểm tra

  1. Ban kiểm tra của Hội do Đại hội bầu ra. Số lượng ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định.

Trưởng ban Kiểm tra do Ban Kiểm tra bầu trong số các ủy viên.

  1. Nhiệm vụ và quyền hạn:

– Kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội, Điều lệ, quy chế và chương trình công tác hàng năm của Hiệp hội

– Kiểm tra hội viên cá nhân, hội viên tập thể trong các hoạt động để biểu dương, khen thưởng, đồng thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, các hiện tượng tiêu cực để Hiệp hội kịp thời chấn chỉnh.

– Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính và các hoạt động khác của Hội và các tổ chức trực thuộc Hội;

– Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Điều 16. Nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký

  1. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hiệp hội:

– Đại diện pháp nhân của Hiệp hội trước pháp luật.

– Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, của hội nghị BCH và quyết định của Ban Thường vụ.

– Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban chấp hành và Ban Thường vụ.

– Trực tiếp chỉ đạo Tổng Thư ký Hiệp hội.

– Ký quyết định bổ nhiệm nhân sự văn phòng Hiệp hội, các ban chức năng và các tổ chức trực thuộc theo nghị quyết của Ban Thường vụ.

– Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành, Ban Thường vụ và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hiệp hội.

– Chủ trì cuộc họp Ban chấp hành nhiệm kỳ kế tiếp cho đến khi bầu cong Chủ tịch mới.

* Chủ tịch danh dự là người được Đại hội Hiệp hội suy tôn, có quyền tham gia Đại hội, Hội nghị BCH TW, Ban thường vụ Hiệp hội nhưng không biểu quyết.

  1. Các Phó chủ tịch Hiệp hội là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể. Phó chủ tịch thứ nhất điều hành công việc thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.

Số lương Phó chủ tịch do Ban chấp hành Quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội.

  1. Tổng thư ký

Tổng thư ký là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Hiệp hội do Chủ tịch Hiệp hội phân công và trực tiếp phụ trách Văn phòng Hiệp hội.

Nhiệm vụ của Tổng thư ký:

– Xây dựng Quy chế hoạt động của Văn phòng, Quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hiệp hội trình BCH Hiệp hội phê duyệt.

– Định kỳ báo cáo Ban Thường vụ và Ban chấp hành Hiệp hội về các hoạt động của Hiệp hội.

– Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội.

– Quản lý danh sách, hồ sơ và tài liệu về các hội viên và các tổ chức trực thuộc.

– Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Hiệp hội và trước pháp luật về hoạt động của văn phòng Hiệp hội.

  1. Phó tổng thư ký

Phó tổng thư ký là người giúp Tổng thư ký điều hành công việc văn phòng và thực hiện nhiệm vụ thay Tổng thư ký khi Tổng thư ký vắng mặt.

          Điều 17. Văn phòng Hiệp hội

  1. Cơ quan giúp việc của Ban chấp hành Hiệp hội là Văn phòng Hiệp hội, do Tổng thư ký Hiệp hội phụ trách.
  2. Các nhân viên của văn phòng Hiệp hội được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Hiệp hội:

– Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban chấp hành và Ban thường vụ.

– Bảo đảm thông tin thường xuyên trong nội bộ Hiệp hội và quan hệ công tác của Hiệp hội với các cơ quan bên ngoài.

– Thực hiện công tác hành chính, lưu trữ của Hiệp hội;

– Quản lý tài sản của Hiệp hội, thực hiện công tác tài chính, kế toán của Hiệp hội theo các quy định hiện hành.

Điều 18. Chi Hiệp hội

  1. Mỗi tổ chức có từ 5 (năm) người trở lên hoạt động độc lập liên quan đến chăn nuôi gia súc lớn và tán thành Điều lệ Hiệp hội, có đơn xin thành lập Chi Hiệp hội thì có thể thành lập Chi Hiệp hội.

Ban Thường vụ Hiệp hội ra quyết định thành lập Chi Hiệp hội

  1. Chi Hiệp hội có nhiệm vụ:

– Triển khai thực hiện các hoạt động khoa học – kỹ thuật, sản xuất – kinh doanh, dịch vụ. Thực hiện đầy đủ các các nội quy, quy chế của Chi hiệp hội và Điều lệ của Hiệp hội.

– Tuyên truyền phát triển hội viên mới; bồi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ hội viên, thu hội phí đều đặn.

– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật; tổ chức thăm quan, khảo sát, tập huấn.

– Vận động quần chúng hưởng ứng các hoạt động phổ biến khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, mở rộng ảnh hưởng, uy tín của Hiệp hội.

CHƯƠNG V

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HIỆP HỘI

                   Điều 19. Nguồn thu của Hiệp hội

  1. Hiệp hội tự túc kinh phí hoạt động
  2. Các nguồn thu của Hiệp hội gồm các khoản sau:

– Lệ phí gia nhập Hiệp hội và hội phí của hội viên

– Các khoản thu từ hoạt động khoa học – công nghệ, sản xuất – kinh doanh, liên kết, liên doanh, góp vốn cổ phần, tư vấn và dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, các đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

– Các khoản thu hợp pháp khác.

Điều 20. Các khoản chi của Hiệp hội

Các khoản chi của Hiệp hội được chi theo Quy chế tài chính của Hiệp hội như: Trả lương cho nhân viên; bồi dưỡng cộng tác viên; phụ cấp cho cán bộ thường trực; mua sắm trang thiết bị; chi phí văn phòng, công tác phí; chi phí giao tế; hội nghị; hội thảo và một số khoản chi hợp lý khác.

Điều 21. Quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hiệp hội

  1. Ban Thường vụ Hiệp hội quy định về việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản Hiệp hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hiệp hội và pháp luật; phê duyệt kế hoạch thu – chi tài chính.
  2. Ban Kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo tài chính, tài sản công khai hàng năm cho hội viên biết.
  3. Trường hợp Hiệp hội giải thể hoặc bị giải thể thì tài sản và tài chính của Hội được xử lý theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

           Điều 22. Khen thưởng

  1. Hội viên và các tổ chức của Hiệp hội có thành tích xuất sắc, có các công trình nghiên cứu chăn nuôi được triển khai đạt hiệu quả trong sản xuất, những sáng kiến, phát minh có giá trị được Hiệp hội khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan cấp trên khen thưởng.
  2. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục, tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Kỷ luật

  1. Hội viên hoạt động trái với Điều lệ, nghị quyết, vi phạm các quy chế của Hiệp hội, làm tổn hại đến danh dự, uy tín của Hiệp hội; bỏ sinh hoạt thường kỳ nhiều lần, không có lý do chính đáng thì tùy theo mức độ mà phê bình hoặc xóa tên trong danh sách hội viên.
  2. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật theo Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

          Điều 24. Sửa đổi, bổ sung

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ
  2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội phải được trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

  1. Điều lệ Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam gồm 7 (bảy) chương, 25 (hai mươi lăm) điều, đã được Đại hội lần thứ II thông qua ngày 21 tháng 12 năm 2015.
  2. Điều lệ này có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
  3. Căn cứ các quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội, Ban chấp hành Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.

TM. HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM

CHỦ TỊCH

PGS.TS. Hoàng Kim Giao